12 mẹo vặt khi sống và du học Mỹ

0

SSDH – Trong lúc các bạn đang chuẩn bị làm visa và hành trang du học bạn cũng nên lưu lại những kinh nghiệm của những người đi trước khi sống và học tập tại Mỹ để chuẩn bị cho cuộc sống mới cho mình nhé.

Đây là những chia sẻ của anh Nguyễn Khương cựu du học sinh Mỹ. Hy vọng nó sẽ giúp cuộc sống du học của bạn dễ chịu hơn.
cuoc-song-o-my-bat-dau-nhu-the-nao
?. ??? ??́??: sách giáo khoa ở Mỹ không giống như ở Việt Nam. Nó mắc đến rớt nước mắt vì bản quyền, thường dao động từ $100 – $200 một cuốn, đặc biệt đối với phiên bản mới nhất. Vì thế nhiều đại học ước tính chi phí cho sách giáo khoa của một sinh viên trong một năm từ $1.500 – $2.000. Nhưng Khương nói thiệt, Khương chưa bao giờ chi hơn $300 một năm để mua sách cả, vì học sinh quốc tế thường dùng libgen, một trang web với host ở Nga, để tải sách giáo khoa. Nhưng không phải sách nào cũng xuất hiện trên đó, nên mình phải dựa vào cách thứ hai.
?. ????̂ ??́?? ???̂? ??????: Amazon có lựa chọn cho mình thuê một cuốn sách giáo khoa cho một học kì (Amazon rentals), với cái giá khá hợp lý. Ví dụ với một cuốn sách trị giá $150, Amazon cho mình thuê với giá $20 thôi, nhưng hết học kì mình phải gửi trả lại. Và thường nếu bạn mua sách với phiên bản cũ (như phiên bản III thay vì IV hiện tại), nhiều người bán nó trên Amazon với giá siêu rẻ. Nhưng dĩ nhiên vấn đề là giáo sư ít khi dùng ấn bản cũ, nên bạn phải dè chừng.
?. ??̛?̛̣? ??́?? ?̛̉ ???̛ ???̣̂?: Bạn cũng có thể tham khảo thư viện của trường bạn. Đôi khi họ có đề sách mình cần cho một lớp nào đó. Nhưng bất lợi ở chỗ nhiều lúc họ chỉ cho thuê 2 tháng, trong khi một học kì kéo dài đến 4 tháng. Chưa kể nhiều lúc chưa kịp mượn đã bị đứa khác lấy mất, nên mình phải lên kế hoạch để mượn sớm. Nói chung, về vấn đề sách giáo khoa, bạn nên kết hợp nhiều chiến thuật khác nhau để giảm chi tiêu.
?. ??̃? ??̀? ???̂̉? ??́? ??̛̣? ???̣? ??̉? ???̂̉? ? ??̂́ ????̀? ???̛?̛̀??: Bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn mua bảo hiểm ở ngoài trường nhé. Không có lý do gì phải mua bảo hiểm do trường bán cả, và Khương nói thật, bảo hiểm của trường cho học sinh quốc tế thường rất mắc, dao động từ $2,000 – $3,000 USD/năm. Bạn chỉ cần google “international student health insurance” hoặc “F-1 student health insurance” thì sẽ thấy một đống lựa chọn để so sánh giá. Tựu chung, nếu bạn trẻ khỏe, thanh niên cứng, thì không nhất thiết phải bỏ ra vài ngàn đô cho bảo hiểm. Muốn mua tại Việt Nam bạn liên lạc tại đây.
?. ???̛?̛́? ??? ??̣? ?? ????̀? ?̛̉ ???-??????, ???̛́ ??̉? ????????? ??? ??????: Đa số các đại học Mỹ buộc sinh viên năm nhất hoặc năm hai ở trên khuôn viên trường, ăn đồ ăn của trường. Miệng nói là sinh viên ở trên khuôn viên trường để xây dựng một tinh thần cộng đồng (school spirit), nhưng thực ra là để tăng thu nhập cả. Ngoại lệ cho phép bạn ở ngoài trường trông những năm đầu gồm việc bạn có ba mẹ, bà con sống ở gần trường. Trong các năm cuối, bạn được phép chuyển ra ngoài. Nhưng bạn nhớ liên lạc với Financial Aid Office để xem gói hỗ trợ tài chính của mình sẽ bị ảnh hưởng như thế nào. Cách tính hỗ trợ tài chính ở Mỹ dựa trên nhu cầu tài chính (financial need) của học sinh. Nhu cầu càng cao thì gói hỗ trợ tài chính càng cao theo. Vì ra ngoài sống thường rẻ hơn sống trên trường, nên nhu cầu tài chính của bạn giảm, và gói hỗ trợ tài chính cũng sẽ giảm theo. Ngày xưa Khương chuyển ra ngoài ở vào năm ba, gói hỗ trợ tài chính của Khương giảm khoảng 3,000 USD/năm, nhưng Khương tiết kiệm được 5,000 USD/năm cho chi phí ăn ở ngoài, nên rốt cục tiết kiệm ròng (net saving) là 2,000 USD/năm.
?. ??? ??̃ ??̂̀? ??̃? ??? ?́? ??̣??: Khi bay qua Mỹ vào tháng 8 để nhập học, ở bất cứ bang nào, nhiệt độ cũng sẽ ở mức gần 30 độ C, nên bạn chưa cần áo lạnh ngay. Vì vậy bạn không cần mua áo lạnh ở VN, nhét vô hành lý chỉ để tốn không gian. Giá áo lạnh xoàng xoàng ở Mỹ cùng từ khoảng một trăm mấy chục đô dội xuống, loại xịn hơn thì hai hoặc ba trăm đô. Ví dụ, áo lạnh của Khương bây giờ chưa tới 100 đô, mặc dù Khương sống ở bang siêu lạnh là Minneota, vì Khương tiết kiệm lắm haha. Vẫn ấm ngon lành. Mấy bạn sống ở ngoài bắc khi sang học ở những bang phía nam như California, Texas, Georgia, Florida thì có thể mang áo lạnh từ VN sang để xài, vì nó chỉ có thể lạnh ngang ngửa thời điểm lạnh nhất ở ngoài bắc thôi. Nhưng nếu đến học ở Illinois, Iowa, Ohio, New York, Massachussetts thì áo lạnh ở VN không si nhê đâu nghen. Khi nhiệt độ xuống -5 hoặc -10 độ thì bạn cần dùng áo lạnh của Mỹ.
?. ??̂́? ??̣̂? ???̀ đ?? ???? ?́? ???̂́? ? ??̣̂? ??́??: Mắt kính ở Mỹ mắc thấy sợ. Khương chưa bao giờ mua kính ở Mỹ và sẽ không bao giờ mua. Loại kính xàm xàm nhất mua ở Walmart cũng đã dao động từ 30 đến 100 đô, và đấy là tính cái khung kính thôi đấy. Mua thêm trồng kính nữa thì nó sẽ chắc chắn dội lên hơn 100 đô.
?. ??̣̂? ??́? ?? ??̛?, ??̂́? ??́ ???̂̉: Một nửa du học sinh Việt Nam sẽ học ở những thành phố tương đối lớn, một nửa còn lại sẽ học ở các vùng hẻo lánh hoặc ngoại ô thành phố. Nếu bạn học ở một Liberal Arts College, Khương gần như chắc chắn bạn sẽ sống ở vùng hẻo lánh, nông thôn. Chắc bạn đã nghe nhiều người nói rằng sống ở Mỹ mà không có xe hơi thì giống như không có chân. Trừ phi bạn sống trong lòng các thành phố bự như Chicago, Minneapolis, Seattle, New York City, San Francisco, điều ấy đúng. Bây giờ là mùa hè, bạn rãnh, bạn nên dành thời gian học lái xe hơi nếu có thể. Đến lúc cần thi lấy bằng lái Mỹ, ít ra bạn vẫn còn nhớ chút chút để tập, chứ không phải bắt đầu từ con số không. Ở Mỹ có trường dạy lái, nhưng mắc, và bạn sẽ không có thời gian tập lái khi mà bạn phải học, làm việc, tham gia hoạt động ngoại khóa. Phải đến học kì cuối cùng của năm bốn Khương mới có thời gian tập lái. Khương cần các học sinh và phụ huynh hiểu rằng có xe hay không không ảnh hưởng đến quá trình học tập, nhưng nó có thể nâng chất lượng cuộc sống và cơ hội thực tập hè, cũng như tìm việc. Vì với xe hơi, sẽ rất tiện nếu bạn có thể đến nơi thực tập, làm việc để phỏng vấn, mà không phải nhờ vả người khác.
?. ?-?? ???? ???̣?? ???̂?? ??́? ?-? ????: Sống chết kiểu gì cũng phải giữ hai thứ này chung với nhau nhé. Bạn thiếu một trong hai cái là không thể nhập cảnh.
??. ??̂́? ??̣? ??̣? ???́? ???̣̆? ??́? ??̂? ???? ??̣?, ??̃? đ?? ???? ??́? ??́?? ?????: Cái máy tính rẻ nhất ở Mỹ có thể tính đạo hàm và hàm số thuộc hãng Texas Instrument và có giá khoảng 100 đô trở lên. Ngày xưa Khương không biết, không đem theo máy tính Casio rẻ hơn gấp 10 lần ở nhà mình. Lần đầu Khương thấy giá của máy tính ở Mỹ, Khương chửi thầm một tí, khóc một tí, rồi đành quẹt nước mắt mà mua.
??. Đ?̛̀?? ??̀? ???̣̂? ???́ ???/???̂̀?: Học sinh quốc tế được phép làm việc trên trường tối đa 20h/tuần, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên làm thế. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng công việc kéo dài hơn 15 tiếng/tuần ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập (https://bit.ly/2UcEFsR). Khương cũng đồng ý về việc này từ kinh nghiệm bản thân. Ngày xưa Khương bỏ ra từ 10-15 tiếng/tuần để làm việc, cùng với việc Khương học hai chuyên ngành chính (double major) và hai chuyên ngành phụ (double minor), và tham gia các hoạt động ngoại khóa. Chỉ nhiêu đó thôi là đã chiếm gần toàn bộ thời gian trong cuộc sống rồi.
??. ???? ???? ??̀? ???/???́?? ???̂? ??̀ đ?̉ ??̂̀?: Khoảng 90% cuộc sống của bạn sẽ quay quanh khuôn viên của trường, tức là bạn có thể dùng wifi miễn phí phần lớn thời gian. Mình thấy nhiều bạn thường mua các phone plan với unlimited data, và phải trả $50 hoặc $60 mỗi tháng. Và Khương nói thiệt, nó chẳng đáng chút nào vì rất hiếm khi bạn dùng nhiều hơn 1GB data mỗi tháng. Thậm chí bây giờ Khương đã đi làm rồi, phải dùng Internet suốt, nhưng vẫn dùng gói 1GB/tháng, vì Khương luôn dùng wifi ở nhà hoặc ở công ty.
SSDH Team
Share.

Leave A Reply