SSDH – Khi đi thi, bài thi IELTS Listening chỉ được nghe duy nhất 1 lần là một trong nhiều áp lực mà bạn có thể sẽ gặp phải trong khi làm bài. Đừng quá lo lắng! Chỉ cần đọc hết từ đầu tới cuối các bí kíp sau thật kỹ thì nó sẽ không còn là khó khăn với bạn nữa đâu.
Học IELTS tiền ít, tiền nhiều không quan trọng. Vấn đề ở chỗ là bạn phải có động lực từ trong chính bản thân mình, và hãy cố gắng nuôi dưỡng động lực đó không ngừng nghỉ.
1. Kiểm tra dụng cụ + thiết bị
Khi bạn thấy tai nghe có vấn đề gì thì phải giơ tay cần hỗ trợ ngay lập tức. Bút chì, gôm đều phải sẵn sàng và đảm bảo không có trục trặc gì cả đừng để những yếu tố nhỏ nhặt gây trở ngại nhé.
2. Biết rõ cấu trúc của IELTS listening
- Section 1: hội thoại thường ngày. Nghe ngày, tháng, tên, số điện thoại, địa điểm, v.v..
- Section 2: 1 người hướng dẫn nói. Nghe địa điểm, hoạt động, v.v..
- Section 3: hội thoại nhiều người, tiếng anh học thuật hơn.
- Section 4: lecture của giáo sư hay chuyên gia, phần khó nhất.
3. Nắm rõ cách làm từng dạng đề trong listening
- Form completion: điền đơn
- Note completion: điền ghi chú
- Summary completion: điền tóm tắt
- Multiple choice: trắc nghiệm
- Diagram labelling: điền nhãn cho biểu đồ
- Map labelling: điền bản đồ
- Table completion: hoàn thành bảng biểu
- Form chart: biểu đồ khuôn
Hãy cố gắng luyện tập và nhớ cách làm từng dạng bài để khi gặp bài đó, bạn chỉ cần bắt tay vào làm luôn chứ không mất thời gian nghĩ xem bài này nên bắt đầu từ đâu. Mình có tổng hợp lại phương pháp và tài liệu mình dùng, các bạn có thể tham khảo nếu muốn: https://bit.ly/3crMPkL
4. Chia thời gian hợp lý
Trong các phương pháp học IELTS, chia thời gian luôn là điều ưu tiên các bạn cần nắm. Đối với Listening, sau mỗi section, băng sẽ cho bạn 1 phút để kiểm tra câu trả lời và đọc section tiếp theo. Các bạn nên đọc section tiếp theo luôn mà không kiểm tra lại câu trả lời vì bang nghe đã chạy hết, rất khó để sửa lại cho đúng câu trả lời, và lại bạn luôn có thời gian để chuyển trả lời chưa chính thức đó vào answer sheet, hãy điều chỉnh câu trả lời lúc đó. 1 mẹo nhỏ là khi bạn đã điền xong câu trả lời cuối cùng của section thì nhiều khi bang vẫn còn đang chạy, sau đoạn đó bạn sẽ không cần nghe nữa, hãy tranh thủ kiểm tra những câu đã điền hay lật và đọc section tiếp theo ngay luôn, tương từ khi hết section 4 thì kiểm tra câu trả lời và bắt đầu ngay chuyển đáp án vào answer sheet.
5. Khoanh tròn keywords
Khoanh tròn cụm từ quan trọng trong câu hỏi (keywords), nhất là phần multiple choice, các phần khác thì các bạn phải tự điều chỉnh vì sẽ không đủ thời gian để khoanh tròn hết những câu đề cho, chú ý khoanh những chỗ quan trọng như tên, địa điểm, cụm từ chính, v.v….
Khoanh cả yêu cầu trọng điểm của đề, ví dụ: các đề yêu cầu điền 2 hay 3 từ vào chỗ trống, điền chữ cái hay số, v.v…
Example:
American boys drop out of school at a higher rate than girls because
- A) They need to be in control of the way they learn
- B) They play video games instead of doing school work
- C) They are not as intelligent as girls
- Đoán câu trả lời
Dựa vào đề và ngữ cảnh xung quanh để đoán xem câu trả lời sẽ ở dạng nào, từ hay số hay tên, tính từ, danh từ, hay động từ, v.v…
Ví dụ: từ ở trên là tính từ, đề dạng bảng, chung cột sẽ chung đặc tính, từ (31) cũng sẽ là tính từ. Cột bên phải có của positive những cái tốt, cột bên phải của (31) là những cái xấu => (31) có thể là “negative”
6. Đoán chủ đề của bài nghe
Cách này dùng cả trong reading. Để não và những giác quan của bạn làm quen với những hình ảnh, âm thanh liên quan đến chủ đề để chúng có thể “dung nạp” đoạn hội thoại vào hệ thống dễ dàng hơn, giúp bạn phản ứng nhanh hơn khi nghe.
7. Cẩn thận với thứ tự câu hỏi
Điều này rất quan trọng đối với đề bài là table hay map, biểu đồ v.v…. Bởi vì đôi khi câu hỏi không đơn giản đi từ phải sang trái mà theo 1 trật từ hoàn toàn khác, nếu không nhìn kỹ và bị nhầm thứ tự lúc nghe các bạn sẽ bị “lost” và bối rối, kết quả là đi tong cả section vì các phần này liên kết chặt chẽ với nhau, sẽ khó theo kịp sau khi bị lúng túng đoạn nào đó.
8. Chú ý những chỗ trống gần nhau
Có khi 1 câu trong đề bao gồm 2 chỗ trống cần điền, các bạn cần để ý và bảo đảm là mình nghe và điền đủ chúng, và vì nó liên quan đến nhau nên không thể lo nghe 1 câu rồi “thương nhau” để đó câu còn lại vì phần lớn chúng sẽ nằm chung trong 1 câu thoại của người nói. Các bạn cần nghe cả câu và chú ý cả 2 chỗ để điền đúng.
9. Lỡ rồi thì cứ bỏ qua
Nếu như các bạn lỡ bỏ mất 1 chỗ trống cần điền thì hãy quăng nó nó ra khỏi đầu ngay và luôn để tránh ảnh hưởng đến những phần tiếp theo. Các bạn có thể sử dụng những phần sau mình nghe được để đoán từ đó, 1 điểm rất quan trọng nhưng vì hoảng quá mà “tiễn bước” cả section luôn thì uổng lắm nhé.
10. Bí quá thì nhìn người ta
Có những lúc section quá khó thì các bạn bị “cuốn theo chiều gió” luôn, không biết mình đang ở đâu luôn. Cách chữa cháy là nhìn xem người ta đang xem phần nào thì cũng nhanh chóng lật qua đến phần đó theo và bắt theo những key word để trở lại cuộc chơi.
11. Paraphrasing
Không phải lúc nào đề hay câu hỏi cũng y chang với đoạn hội thoại nên không thể dùng chính xác những key word để đối chiếu hội thoại được, các bạn phải nghe hết để hiểu người ta đang nói gì. IELTS rất hay có những bẩy trong multiple choice kiểu như nghe mang máng thì câu trả lời nào cũng xuất hiện trong bài nghe, vậy cái nào mới đúng đây? Chính bởi vì các bạn không thể “search” những key word trong bài nghe rồi chọn câu trả lời được, mà phải nghe để hiểu và chọn đáp án đúng.
12. Không phải từ nào cũng biết
Khi nghe thấy từ nào lạ quá mà mình không hiểu được thì đừng có “panic” ngay mà cứ hãy bỏ qua nó đi, nghĩa chung của cả câu hay cả đoạn vẫn quan trọng hơn. Việc nghe và hiểu rõ từng chữ nhiều khi cũng khó với dân bản địa lắm nhé, huống chi là chúng ta.
13. Chính tả và ngữ pháp
Khi chuyển câu trả lời vào answer sheet là lúc bạn nên chú ý 2 yếu tố này nhất. Đã bao lần mất điểm vì 1 chữ “s” nhỏ xíu rồi? Có thấy tức không nè? Bởi vậy nên mới phải chú ý đến nó đó, chưa kể đến những lỗi chính tả tưởng chừng dễ như double chữ sau khi thêm “ing” hay “ed”, beginning, stopping, stopped, spotted, cramming, crammed, v.v… Thêm “s” sau chủ từ số ít, những danh từ lúc nào cũng là số nhiều pants, glasses, clothes, goods, v.v….Nhớ học kĩ từ và ngữ pháp nữa nhé!
Spelling của Anh hay Mỹ thì không quan trọng nhé, vì cả 2 đều được tính điểm. (organization vs organisation, favor vs favour, program vs programme, theater vs theatre, v.v…)
14. Answer sheet quan trọng nhất
Đề chỉ để dùng để nghe thôi, answer sheet mới là quan trọng. Sau phần nghe thì lúc chuyển đáp án vào answer sheet là lúc nên cẩn thận nhất, chú ý lại yêu cầu số từ, chính tả, v.v…Từ nối có gạch ngang được tính là 1 từ, số là 1 từ. Multiple choice cần điền chữ cái ABCD không phải cụm từ hay từ. đề bài thì viết gì cũng được cả, miễn là có đáp án để chuyển. Ngoài ra còn nên chú ý số thự tự để chuyển đúng vị trí.
15. Làm quen với accent
Những accent có thể có trong bài nghe là Úc, Anh, Mỹ, Canada, New Zealand, v.v.. đôi khi còn có giọng Ấn hay Châu Âu, nhưng quan trọng là phần lớn là giọng Anh.
- Tập nghe + phát âm những thứ cơ bản: Section 1 chắc chắn sẽ có những phần như đọc số hay đánh vần tên. Hãy chắc rằng mình quen với 2 yếu tố cơ bản này vì sự khác nhau của accent và phản ứng nhanh đối với tiếng anh.
- Trap, trap everywhere: IELTS rất hay có những “bẫy” trong bài nghe để phân biệt điểm các band khác nhau. Ví dụ như trong section 1, người nói sẽ sửa lại những gì mình nói và thế là câu trả lời đúng khác đi ngay, tương tự những section khác cũng thế, nói 1 đằng nhưng sẽ sửa lại nẻo khác. Dấu hiệu để nhận biết những trap này thường là “sorry”, “actually”, “oh, wait”, “no” v.v…Khi gặp những tình huống này thì không nên vội gạch hết câu trả lời cũ đi, mà hay tập trung nghe lại xem sửa như thế nào rồi ghi chú bên cạnh để tránh bị xao nhãng.
16. Đừng bỏ trống chỗ nào cả
Trả lời sai thì không được điểm chứ không ai trừ điểm cả, vậy nên dại gì mà không thử nè. Dùng cách đoán câu trả lời ở trên hay điền đại 1 từ nào đó thấy hợp lý. Nhất là multiple choice, cứ đoán xem cái nào là logic nhất hay đơn giản là chọn câu trả lời thần thánh “C”.
17. Tập trung cao độ khi nghe
Mất tập trung là đổ song đổ bể hết nhé. Get your head in the game! Nhỡ mà xao nhãng tý là phải tự xốc lại tinh thần ngay, mất tập trung là lý do dễ bị mất điểm nhất đấy, cẩn thận nha các bạn.
18. Học từ vựng liên tục
Mình học từ vựng từ các bài nghe và từ bài Reading luôn. Mình dùng quyển Boost Your Vocabulary Cambrige IELTS (Link mình đã tổng hợp hết, để bên trên)
19. Tập viết, nghe, và đọc cùng 1 lúc
Listening thường khá nan giải vì các bạn chỉ được nghe có 1 lần thôi, mà còn phải vừa nghe, vừa đọc vừa ghi lại đáp án. Multitasking thường hơi khó khăn vậy nên dẫn đến tip to bự dưới đây.
20. PRACTICE! PRACTICE! PRACTICE!
Tất cả chỉ là phù du nếu như bạn luyện tập đủ nhiều và tự rút ra tips hay kinh nghiệm cho bản thân khi học IELTS, vì bạn là người hiểu rõ năng lực hay khiếm khuyết của mình nhất. Nghe nhiều làm bài listening nhiều thì các bạn sẽ tự biết phần nào còn khó đối với mình, phần lecture của section 4 hay đánh vần của section 1, mình hay sai những chỗ nào, yếu phần nào nhất, v.v… Luyện tập là nền móng vững chãi chống đỡ hết các yếu tố khác, khi đã cảm thấy mình luyện đủ nhiều thì sẽ càng tự tin hơn và dễ thành công hơn nữa.
Listening luôn là vấn đề nan giải và khiến các bạn chùn bước vì độ khó của nó phải không? Tuy nhiên hãy nắm thật chắc các phương pháp và luyện tập thật nhiều để chân có thể bước dài và rộng, chứ không còn chùn nữa. Bạn có thể xem một số tài liệu, phương pháp Lango đã làm ở đây, hy vọng nó giúp được mọi người: https://bit.ly/3crMPkL.
SSDH Team