SSDH – Không phải tất cả chúng ta được sinh ra với khả năng thuyết trình trước công chúng tuyệt vời, nhưng dù thích hay không trong quá trình học tập và làm việc của bạn, thuyết trình là việc không thể tránh khỏi. Thuyết trình không phải là một cơn ác mộng, nếu bạn biết làm thế nào để “sống vui vẻ” với nó.
1. Chuẩn bị
Bạn càng biết nhiều về chủ đề bạn đang trình bày bạn sẽ càng cảm thấy tự tin hơn, nhưng đừng học thuộc lòng tất cả (trừ khi bạn đang thực sự lo lắng và không có cách nào khác). Nó sẽ khiến bạn mất thời gian và làm bài phát biểu của bạn thiếu tự nhiên. Thay vào đó, hãy chuẩn bị những chiếc thẻ nhỏ với những điểm chính (không phải toàn bộ bài nói) để giữ cho mình đi đúng hướng. Không có gì tệ hơn việc người thuyết trình đọc thuộc lòng bài thuyết trình của họ.
Hãy chắc chắn rằng nội dung bạn chuẩn bị thuyết trình đã được nghiên cứu kĩ càng và mang lại thông tin hữu ích. Bài thuyết trình của bạn cần có một cấu trúc mạch lạc: giới thiệu, lập luận và kết luận, và phải có một sự liên kết giữa các phần với nhau. Bạn có thể sử dụng một số giai thoại và ví dụ từ “cuộc sống thực” để làm cho các khái niệm phức tạp trở nên dễ hiểu hơn và giành chiến thắng với một hoặc hai nụ cười từ khán giả. Nhưng bạn đừng quên: những câu chuyện chỉ được sử dụng khi có liên quan đến chủ đề.
Hãy suy nghĩ về khán giả của bạn và điều chỉnh phong cách của bạn, từ trang trọng/ thân mật/ chia sẻ? Việc bắt đúng ngữ điệu, văn phong cũng là điều cần thiết để bài thuyết trình hấp dẫn hơn. Hãy sử dụng công cụ trực quan bất cứ khi nào có thể. Power Point luôn luôn được chào đón, slides giúp bạn ghi nhớ những điểm chính (như ghi chú, nhưng không phải là quá tải chúng với những câu chữ dài ngoằng) và bạn có thể làm cho bài thuyết trình nhìn chuyên nghiệp bằng cách thêm các biểu đồ, đồ thị, vv – không quá nhiều và chỉ khi cần thiết.
“Practice makes perfect”, vì vậy bạn nên luyện tập một hoặc hai ngày trước khi chính thức thuyết trình. Nhờ bạn bè của bạn hoặc cha mẹ như khán giả, yêu cầu họ cho ý kiến phản hồi. Nếu không có người để nhờ bạn có thể ghi hình chính mình và cố gắng đánh giá bài phát biểu của mình một cách khách quan.
2. Thuyết trình
Trước tiên, hãy giới thiệu về mình, sau đó nở một nụ cười. Một lời khuyên đã được đưa ra ở trường là tưởng tượng rằng khán giả đều đang “tàng hình” để vượt qua căng thẳng. Dù nghe có vẻ thiếu tập trung nhưng việc đó cũng giúp cải thiện phần nào nếu bạn quá lo lắng.
Thể hiện sự nhiệt tình. Đọc từ tờ giấy của bạn bằng một giọng đơn điệu, không có ngữ điệu, trông bạn còn chán ngán hơn khán giả không phải là cách tiếp cận đúng, trừ khi nhiệm vụ của bạn là đưa mọi người vào giấc ngủ. Nếu bạn muốn có một bài thuyết trình xuất sắc, hãy nhớ gắn kết với khán giả: nói chuyện để họ và duy trì việc trao đổi ánh mắt với họ. Bạn có thể chỉ chọn một vài gương mặt quen thuộc để hướng tới.
Hãy chắc chắn rằng người ngồi ở phía sau có thể nghe rõ nhưng không phải bằng cách nói quá to. Kiểm soát tốc độ và ngôn ngữ cơ thể của bạn: không có những cử chỉ điên khùng, không quay lưng về phía ngườ nghe, không loắn xoắn hai bàn tay của bạn với bút hay tờ ghi chú, không trốn phía sau bàn / máy chiếu. Đó là thời gian bạn để tỏa sáng!
3. Sau khi thuyết trình
Chúc mừng, bạn đã hoàn thành nó. Sau khi một bài thuyết trình có thường thời gian cho các câu hỏi. Đừng sợ. Đó không phải là cuộc tấn côngi từ các bạn cùng lớp của bạn hay đồng nghiệp, mà là một cơ hội để thể hiện kiến thức rõ ràng của bạn về chủ đề.
Và hãy nhớ: bạn càng làm thuyết trình nhiều, bạn sẽ ngày một quen với chúng.
Chúc bạn thành công !
Nguồn: Clovereat tổng hợp internet