SSDH- Times Higher Education World University Rankings 2022 xếp hạng hơn 1.600 trường đại học trên khắp thế giới, chỉ hơn 550 số đó thuộc Châu Âu (hơn 40%). Các tổ chức được đánh giá dựa trên môi trường giảng dạy, môi trường nghiên cứu, trích dẫn (ảnh hưởng của nghiên cứu), thu nhập của ngành và triển vọng quốc tế.
Dẫn đầu danh sách là Đại học Oxford của Vương Quốc Anh, 101 trường đại học khác của quốc gia này cũng góp mặt. Tây Ban Nha là quốc gia châu Âu có nhiều đại diện nhất với 52 học viện. Nước Ý có 51 đại diện nằm trong bảng xếp hạng, ngôi trường xếp hạng cao nhất là Đại học Bologna ở vị trí thứ 172. Bên cạnh đó, Thụy Điển và Phần Lan cũng đạt thành tích xuất sắc với 12 và 10 tổ chức tương ứng được gọi tên. Các quốc gia có kết quả tốt khác bao gồm Đan Mạch (bảy trường, dẫn đầu là Đại học Copenhagen) và Cộng hòa Ireland (chín trường). Nhìn chung, hơn 30 quốc gia châu Âu góp mặt trong danh sách năm 2022, nổi bật là Tây Ban Nha, Ba Lan, Hy Lạp và Ý…
5. UCL
– UCL là trường đại học đầu tiên được thành lập ở London
– Cơ sở chính ở trung tâm London, một số cơ sở trên toàn thành phố và một cơ sở vệ tinh ở Doha, Qatar.
UCL là trường đầu tiên ở Vương quốc Anh tiếp nhận sinh viên bất kể tín ngưỡng, tôn giáo. Nơi đây gia nhập Liên đoàn các trường đại học nghiên cứu châu Âu từ tháng 1 năm 2006 (các trường còn lại ở Anh là Đại học Cambridge, Edinburgh, Oxford và Imperial College London).
4. ETH Zurich
– ETH Zurich là trường đại học khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học
– Hơn 20 người đoạt giải Nobel, bao gồm cả Albert Einstein đã từng là sinh viên tại đây.
Khoảng 35% sinh viên đến từ nước ngoài và trường đại học đã thiết lập Cơ sở Kiến thức Quốc tế để xây dựng các mối quan hệ nghiên cứu và giảng dạy trên toàn thế giới.
3. Imperial College London
– Trường tập trung hoàn toàn vào khoa học, kỹ thuật, y học và kinh doanh.
– Trường thu hút sinh viên từ hơn 125 quốc gia và được coi là một trong những trường đại học quốc tế đa dạng nhất trên thế giới.
Ngoài các nhà khoa học hàng đầu, những người từng đoạt huy chương Fields và giải Nobel, Imperial còn tạo ra những nhà hoạch định chính sách và cố vấn chính phủ có tầm ảnh hưởng lớn. Tác giả H. G. Wells và Sir Liam Donaldson, bác sĩ trưởng của Nữ hoàng, là một trong những cựu sinh viên nổi tiếng tại đây.
2. Đại học Cambridge
– Trường đại học nghiên cứu công lập ở Vương quốc Anh, được thành lập vào thế kỷ 13.
Giống như nhiều tổ chức lâu đời khác, ngôi trường có truyền thống văn hóa, lịch sử đầy tự hào.
1. Đại học Oxford
– Ngôi trường được thành lập vào khoảng thế kỷ 13.
– Trường có hệ thống thư viện lớn nhất Vương quốc Anh, với hơn 11 triệu đầu sách.
Kể từ khi được thành lập, nơi đây đã trở thành một trong những trường đại học danh tiếng nhất trên thế giới. Tuy nhiên, phụ nữ không được nhận cho đến năm 1878, và phải đến năm 1920, phụ nữ mới được cấp bằng.
Đại học Oxford có một số bảo tàng và phòng trưng bày tuyệt đẹp như Ashmolean, bảo tàng lâu đời nhất ở Anh và cũng là bảo tàng đại học lâu đời nhất trên thế giới. Nơi đây lưu giữ những bộ sưu tập và tác phẩm quan trọng của các nghệ sĩ như Michelangelo, Turner và Picasso.
Người dịch: Bảo Dung (SSDH)