Cần chuẩn bị gì khi apply thạc sĩ giáo dục ( M.E.D) Harvard?

0

SSDH- Thạc sĩ là một trong những chương trình du học phổ biến đối với nhiều du học sinh bởi nó nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như mở rộng cơ hội thăng tiến nghề nghiệp trong tương lai. Hãy cùng SSDH tìm hiểu về cách apply thạc sĩ giáo dục (M.E.D) Harvard qua bài chia sẻ dưới đây của chị Thu Phương nhé !

Gần đây, mình đã nhận được thư chấp nhận của 04 trường tại Mỹ để theo học chương trình thạc sĩ Quản lý giáo dục hoặc Chính sách giáo dục. Khoảng thời gian trước khi mình apply lần đầu (năm 2020), mình tìm mỏi mắt thông tin về những điều nên và không nên khi nộp hồ sơ cho chương trình này. Tuy vậy, do đặc thù ngành giáo dục không thuộc khối ngành STEM (là khối ngành thường nhận đc nhiều sự quan tâm hơn) nên thông tin khá ít và rời rạc. Vì vậy, mình quyết định viết post này để chia sẻ kinh nghiệm apply cho các khóa sau.

Disclaimer:

Lần 1 mình apply khi đang học kỳ cuối đại học, và có dự định học thẳng lên thạc sĩ luôn. Lúc đó mình được nhận vào Harvard GSE, program Education Policy and Management. Mình từ chối offer của trường sau khi biết rằng cả program sẽ phải học online 100%. Mình có contact admission office để hỏi về khả năng defer nhưng trường không chấp thuận ở thời điểm đó. Vì vậy mình quyết định rút hồ sơ để lúc nào hết dịch, và mình sẵn sàng thì apply lại sau.

Lần 2 mình apply là T1/2022, sau gần 02 năm về Việt Nam. Mình được nhận vào cả 04 trường mà mình apply. Mình quyết định chọn Harvard, program Education Leadership, Organization and Entrepreneurship

1. Profile Breakdown

Profile của mình khi apply thạc sĩ khá ổn, nên mình aim vào những trường trong top 10 của Mỹ như Harvard, University of Pennsylvania, Columbia và NYU.

Academic:

  • Tốt nghiệp NYU, ngành Education Studies
  • GPA: 3.85/4.0, có một kỳ học abroad ở London
  • GRE: Verbal 160/170, Quant 167/170, AW ⅚ (mình thi từ 2020, khi các trường chưa có luật test-optional do ảnh hưởng của COVID. Khi apply lại vào năm 2022, mình vẫn nộp điểm cho trường.)
  • Dean’s List 3 năm
  • Thư giới thiệu: mỗi trường 2 giáo sư + 1 academic advisor + 1 work supervisor

Professional experience:

Phần này không quá quan trọng nếu như bạn apply thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Tuy vậy ở thời điểm apply năm 2020, mình cũng có 2.5 năm kinh nghiệm làm Research Assistant cho một tổ chức nghiên cứu về giáo dục ở những vùng có chiến tranh (education in conflict & SEL after-school programs). Các Ph.D in charge của những nghiên cứu này đều tốt nghiệp các trường về giáo dục khủng ở Mỹ, và đã chia sẻ cho mình rất nhiều kinh nghiệm bổ ích khi mình quyết tâm muốn học lên cao hơn. Supervisor của mình, một Postdoc fellow của Harvard, đã đồng ý viết thư giới thiệu khi mình apply.

  • Lần thứ 2 mình apply là 2 năm sau khi tốt nghiệp đại học. Lúc này mình đã đi làm được 1.5 năm, ở một công ty start-up về giáo dục và sau đó chuyển công tác về bộ phận tuyển sinh của trường học.
  • Trong trường hợp bạn muốn đi theo research track/học lên Ph.D thì nên có 1-2 publication, kinh nghiệm shadow các professors làm research, etc.

Statement of Purpose

  • Lần 1 mình viết về kinh nghiệm khi làm Research Assistant + kinh nghiệm trong chuyện học ở NYU và lý do tại sao hai việc này khiến mình muốn được học Thạc sĩ.
  • Lần 2 mình viết về công việc, sau khi đã đi làm full-time thực chiến trong môi trường giáo dục. Mình cảm thấy thế nào? Có cần trau dồi thêm kiến thức không? Lý tưởng về giáo dục trong bản thân mình là gì?
  • Vì mình apply lần 2, nên mình biết hồ sơ lần 1 của mình vẫn còn được lưu giữ đâu đó ở các trường mà mình đã từng được chấp nhận. Vì vậy, mình muốn thể hiện được những điều khác biệt mà mình đã làm được trong hai năm về Việt Nam, và chứng minh cho ban tuyển sinh thấy rằng mình xứng đáng có một cơ hội thứ 2.

 Học bổng

  • Mình không đặt nặng vấn đề xin học bổng vì biết Masters các ngành ở Mỹ đều không hỗ trợ nhiều, và kinh tế gia đình cũng support được để học lên cao. Nếu các bạn muốn xin học bổng để đi học mấy ngành xã hội ở Mỹ, mình suggest nghiên cứu Fulbright và các học bổng bên ngoài trường, chứ trường top sẽ rất ít cho tiền học Masters.
  • Tuy vậy, mình vẫn được hai trường offer học bổng 9k – 15k/program. Cơ bản thì may ra cover được cái living expenses thôi chứ không thấm vào đâu.

2. Xin thư giới thiệu như thế nào ?

Mình để ý đã có rất nhiều posts nói về việc làm đẹp hồ sơ theo kiểu: (1) kéo GPA cao, (2) làm nhiều HDNK, (3) đi thực tập ở nhiều nơi. Nhưng ở phần này mình xin được dành để chia sẻ về một phần mà nhiều người hay bỏ qua, đấy là làm thế nào để xin được một thư giới thiệu tốt từ các giáo sư.

Nhiều bạn học sinh khi đi học ở Mỹ thường bỏ qua việc xây dựng mối quan hệ tốt với các giáo sư, mặc dù điều này là vô cùng quan trọng vì họ sẽ giúp mình định hướng được những kế hoạch tương lai của bản thân, cũng như giúp mình trong việc apply học lên cao, hoặc là refer points khi xin việc.

Thời gian đầu lúc mới đến Mỹ, mình cũng cảm thấy khá ngại ngùng khi đi office hours, hay nhắn tin riêng cho các giáo để hỏi về những học phần mình chưa hiểu rõ ở trên lớp. Các lớp học của mình thì trải dài, có những lớp chỉ 10-20 học sinh, nhưng cũng có những lớp lecture cả trăm người. Nếu mình không chủ động trong việc duy trì mối quan hệ tốt với các giáo sư thì không ai có thể nhớ nổi mình trong hàng trăm học sinh mỗi khóa như vậy.

Vậy nên mình rút ra một vài kinh nghiệm như sau:

  • Các giáo sư thường có office hours 1-1. Hãy tận dụng những lúc này để gặp họ nếu bạn đang cần hiểu kỹ hơn về một vài chủ đề trên lớp. Nếu cần giáo sư hỗ trợ điều gì khác (vd xin rec let, giúp đỡ giới thiệu research projects, …) thì có thể email để hẹn riêng coffee chats với Thầy Cô.
  • Sau mỗi lần gặp appointment riêng như trên, hãy nhớ gửi một email cám ơn Thầy Cô đã dành thời gian giúp đỡ mình.
  • Điều này cũng nên được duy trì kể cả sau khi bạn đã tốt nghiệp khỏi trường. Khoảng một vài tháng -> nửa năm, bạn có thể email cho những professors thân thiết để kể về những thành tựu mình đã đạt được sau khi ra trường, hoặc đơn giản chỉ để catch up với thầy cô về những kế hoạch trong tương lai của mình.
  • Thời điểm mình học đại học, mình rất thân thiết với academic advisor vì cô là người hỗ trợ mình và các bạn cùng lứa chọn lớp, chọn concentration, cùng nhau làm Students Club, … Khi ra trường rồi mình vẫn email catch up đều đặn với cô mỗi khi chuyển việc, hoặc khi mình làm project xây trường, hay khi mình có dự định apply học lên tiếp. Mình cũng hỏi cô về những dự định tương lai của cô và xin lời khuyên về những kế hoạch của bản thân.
  • Vậy nên khi mình re-apply, mình gửi email hỏi xin thư giới thiệu của 3 người mà mình cảm thấy có thể viết về mình một cách đúng nhất, gần gũi nhất, và cả 3 đều đồng ý ngay mà không cần lưỡng lự. Do đã tốt nghiệp một vài năm nên mình chỉ gửi resume mới của mình để Thầy Cô có tư liệu viết cho đầy đủ, chứ mình không cần phải làm gì hơn.

SSDH (nguồn: tác giả Thu Phương, Scholarship Hunter)

Share.

Leave A Reply