SSDH – Trước khi lên đường du học Mỹ, các bạn chắc chắn phải lên danh sách các mục cần chú ý để có một tâm thế tự tin hòa nhập cuộc sống du học mới tại Mỹ.
“Ngoài việc học, các bạn hãy cố gắng sinh hoạt chung với các thành viên của Gia đình bảo trợ (GĐBT hay HF) . Nếu các bạn chỉ lo học mà không trò chuyện với họ thì các bạn sẽ mất nhiều cơ hội thực hành tiếng Anh và rất có thể sẽ bỏ lỡ nhiều dịp đi du ngoạn với họ” Bài viết dưới đây của chú Đô Kim Dũng – Giám đốc quốc gia của tổ chức FYU viết cho các bạn du học sinh bậc Trung học đi du học ở Mỹ, các bạn đón xem.
1. Chuẩn bị lên đường:
- Liên hệ với người đại diện của trường học và Gia đình bảo trợ (HF) để trao đổi thông tin. Nếu dùng điện thoại (ĐT), hãy lưu ý ngày giờ khác biệt giữa VN và miền Đông, miền Trung và miền Tây của nước Mỹ.
- Ghi vào sổ tay: tên, điện thoại, E-mail, địa chỉ của AR, HF
- Làm photocopy các giấy tờ cần thiết. Giữ bản chính riêng, bản photocopy riêng.
- Mang bút bi, khoảng 6 ảnh cá nhân cùng cỡ ảnh hộ chiếu (chụp ở Mỹ rất đắt)
- Tất cả tài liệu: vé máy bay, thẻ lên máy bay, I-20 (hoặc DS2019), Thư chào mừng của trường, họ tên số điện thoại, địa chỉ AR, HF…đều in sẵn để trong bìa sơ mi nhựa mang theo trong ba lô xách tay (bìa sơ in có cúc bấm giữ)
2. Hành trình
- Gửi hành lý tới cửa khẩu nhập cảnh Mỹ. Tới nơi, sẽ phải qua kiểm tra Passport, I-20 và hành lý và check in chuyển tiếp các chuyến bay nội địa Mỹ (nếu có)
- Nếu nhập cảnh nước Mỹ sau ngày mà nhà trường ghi cần có mặt trong mẫu I-20 (The student is expected to report to the school no later than …….) và nhân viên kiểm tra passport ĐÔI KHI hỏi lý do thì trả lời: I am sorry I missed the orientation week because I could not get a plane ticket on time. (Nhớ mang theo tên và ĐT của AR hoặc HF)
- Không nên mang nhiều hành lý. Không nhận mang giùm vì phức tạp khi qua kiểm tra, rất cực nhọc, dễ lỡ chuyến bay đi tiếp đến HF.
- Mang theo quá 10.000USD phải khai báo hải quan Mỹ. Lưu ý: Hải quan Việt Nam chỉ cho mang theo 5,000 USD thôi)
- Mang hoa quả tươi vào Mỹ sẽ phải bị phạt tiền rất nặng hoặc từ chối cho nhập cảnh
- Tuyệt đối không mang bất kỳ sản phẩm nào chưa thịt hoặc hạt mầm, hạt củ vào Mỹ
- Khi chuyển tiếp máy bay, hãy bình tĩnh theo bảng chỉ dẫn CONNECTING FLIGHT, hoặc TRANSFER, hoặc
TRANSIT.
- Nên viết chữ IN vào một trang giấy: tên airline, flight number, destination (nơi đến) để nhờ chỉ dẫn nếu bị lạc ở phi trường đến Quầy chỉ dẫn: Information để hỏi
- Nên chọn chỗ ngồi sát lối đi trên máy bay (aisle seat) để dễ đi vệ sinh.
- Trên máy bay, nên uống nhiều nước lạnh hoặc nước trái cây. Ăn đầy đủ. Nên vận động đi lại gần chỗ trống nhà vệ sinh cho thoải mái tinh thần.
- JET LAG là tình trạng mất ngủ/mệt mỏi/ngủ li bì do giờ giấc ngày/đêm khác biệt giữa Mỹ và VN. Thường thường khoảng vài ngày thì sẽ quen.
- Nếu có triệu chứng chảy máu mũi: Thường bị nhất là vào mùa rét, lạnh thì thường là vì không khí khô quá, nếu nhà HF không có máy làm ẩm không khí (humidifier) thì hãy để một bát (tô/thau) nước lạnh cạnh đầu giường ngủ.
3. Quần áo, giầy dép:
– Đơn giản và thoải mái. Sân bay quốc tế rất lớn. Chuyến đi gồm nhiều chặng chờ đợi đổi máy bay mất nhiều thì giờ nên thường rất mệt.
– Ở Mỹ, Giáo sư và sinh viên ăn mặc rất đơn giản. Quần áo mùa đông: hãy nhờ HF chỉ dẫn.
4. Các từ thông dụng :
– Terminal: phi cảng.
– Concourse: một khu của terminal.
– Itinerary: lộ trình.
– Boarding Pass: thẻ lên tầu.
– Baggage Claim: Chỗ lấy hành lý.
– Toilet, Restroom: phòng vệ sinh.
– Occupied: có người.
– Vacant: trống.
– Feminine napkin/Tampon: băng vệ sinh phụ nữ.
– Emergency: khẩn cấp.
– Custom: hải quan.
– Passport/Immigration: nhập cảnh.
– Ground/public transport: chuyên chở công cộng.
5. Cách gọi ĐT “collect call” (người nhận cuộc gọi trả tiền giùm):
Bấm số 0 rồi bấm tiếp 10 đơn vị số ĐT của người nhận. Công ty ĐT sẽ hỏi tên. Trả lời: “My name is…”. Cty ĐT hỏi người nhận có chịu trả tiền giùm không? Người nhận OK thì mới nói chuyện được.
6. Sinh hoạt với Gia đình người bảo trợ (HF):
- Cố gắng giữ liên hệ tốt. Hãy ứng xử như một thành viên của gia đình. Đây không phải là ở trọ.
- Dù bận học nhưng hãy cố gắng tham gia các sinh hoạt gia đình và cộng đồng.
- Thông thường có phòng riêng nhưng đôi khi phải ở chung phòng tạm thời, khi HF chưa kịp sắp xếp.
- Tuyệt đối không khoe của. Trong môi trường học đường ở Mỹ, khoe giàu có sẽ dễ bị lạc lõng.
- Quà tặng HF đơn giản. Nên tặng sách hình ảnh VN hay đồ thủ công mây tre đã khử mọt. Sơn mài rất dễ bị cong, rạn nứt và ít phổ biến trong các gia đình Mỹ.
- HF lo bữa ăn tối, đôi khi cả điểm tâm. Hỏi HF nếu muốn ăn breakfast hay lunch ở nhà thì phải làm sao. Nếu nấu món riêng, nên mời HF nếm thử.
- Phụ giúp công việc nhà. Hỏi muốn mình làm gì?
- Hỏi host mother/father muốn mình gọi họ là gì?
- Có gì không hiểu rõ, phải hỏi ngay cho họ biết.
- Sử dụng điện thoại: tốt nhất là dùng di động. Nếu dùng đt bàn thì phải trả một phần chi phí cùng HF
- Dùng Internet: hãy hỏi xem phải trả góp lệ phí như thế nào, hỏi cho lịch sử chứ phần lớn gia đình Mỹ đã có thuê bao sẵn gói theo tháng
- Người Mỹ nói chung rất cần kiệm khi dùng điện, nước, v..v.. vừa để giảm chi phí, vừa để bảo vệ môi trường. Ra khỏi phòng hãy tắt đèn.
- Ngồi bàn ăn, không nhoài người gắp đồ ăn. Cần lấy gì ở ngoài tầm tay thì nói: “Please pass me…” Dù thức ăn khác mùi vị, hãy vui vẻ làm quen. Khi nhai ngậm miệng, không nhóp nhép.
- Không chê bai. Người hay chê bai thường bị coi là thiếu lịch sự.
- Khi rời bàn ăn trước người khác, hãy nói: “Excuse me” hay “May I be excused”.
- Ai khen hoặc giúp đỡ mình dù là việc nhỏ cũng phải “Thank You”.
- Ai mời mình ăn/uống, hãy trả lời “Yes, please” là “có”; “No, thank you” là “không”.
- Đụng chạm hoặc cản đường người khác thì nói “I’m sorry.”
- Các bạn nên nhớ du học còn là: học ăn, học nói, học gói, học mở.
7. Sốc văn hóa:
- Ai sang nước khác du học, làm việc hay định cư, ít nhiều đều trải qua tâm trạng sau: những ngày đầu thấy hứng khởi, dễ vui lòng, không chấp nhất. Vài tuần sau, bắt đầu nhớ nhà, nhớ mùi vị, âm thanh, kể cả tiếng ồn ào, khói bụi. Lúc đó bỗng thấy xứ người có nhiều chuyện “rắc rối” và khó hòa đồng, đồ ăn nhạt nhẽo, v..v.. Nhiều du học sinh, và cả người đi làm hoặc định cư, xuống tinh thần rất nhanh, chán nản, bực bội, không muốn giao tiếp nữa và chỉ muốn về nước
- Tình trạng này là sốc văn hóa. Người bị sốc nặng thường ủ rũ, mệt mỏi, biếng ăn và không muốn gặp ai, không muốn ra đường, v..v.. Tâm trạng này là bình thường nhất là khi ta ít có dịp sinh hoạt ở nước ngoài và nơi mới đến không có bạn đồng hương. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì có hại cho sức khoẻ và việc học tập.
Sau đây là mấy góp ý để học sinh sớm vượt qua sốc văn hóa:
* Tự nhủ du học là cơ hội mà cả ngàn người muốn mà không được.
* Hãy hăng hái tham gia các sinh hoạt gia đình, học đường và cộng đồng. Làm quen và kết bạn mới vừa học thêm Anh văn, vừa dễ gặp người có thể giúp đỡ mình sau này.
* Tập thói quen dùng thư viện và các phương tiện truy cập thông tin.
* Giữ liên hệ thư tín với gia đình và bạn hữu, viết nhật ký.
* Phụ huynh khi liên lạc nên khuyến khích, không nên hạch hỏi, la mắng hay che bai
9. Các bạn nhớ kỹ:
- Đối với trung học và ĐH Mỹ: các bạn phải tập tính tự lập và phát biểu ý kiến. Sai và đúng đều là kinh nghiệm học tập.
- Các cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội đều có những điểm giống và khác nhau. Hãy tôn trọng và hòa nhập với những tập tục và ý tưởng khác biệt. Có vậy mới mở rộng tầm nhìn và thành người tiến bộ.
- Bạn vui vẻ, thân thiện thì người khác thường muốn làm quen và giúp đỡ.
- Bạn rầu rĩ, hay chê trách thì người khác ngại tiếp cận.
- Có thắc mắc hay bất hòa thì nói ngay với HF hay AR để nhờ giải thích hoặc tìm giải pháp.
10. Mở tài khoản ngân hàng:
- Nếu mang theo nhiều tiền mặt, nên mở tài khoản. Ở Mỹ, rất đơn giản. Hãy nhờ gia đình người bảo trợ chỉ dẫn.
- Chọn ngân hàng thuận tiện tiện đường đi, không đòi phí mở và duy trì tài khoản. Bạn trả phí in chi phiếu. Có tài khoản sẽ biết đã chi tiêu những mục gì, bao nhiêu, và không sợ bị mất tiền.
- Cũng có thể dùng thẻ tín debit card hoặc creadit. Cha mẹ nên làm trước cho con ở Việt Nam và yêu cầu ngân hàng phát hành thẻ báo cáo cho mình biết các khoản chi tiêu của con cái.
- Nhớ mang tiền ăn trưa ở căng tin, trung bình khoảng 3-5 đô. Tiền sách học, khoảng 300-500 đô/ năm
- Tiền xe bus nếu ở xa trường, có tuyến xe buýt, có trợ giá, chi phí theo tháng, rất rẻ
Chúc các em khoẻ mạnh, học giỏi, có nhiều bạn tốt và luôn may mắn !
SSHD Team