Cơ hội nghề nghiệp cho văn bằng truyền thông

0

SSDH- Ngành truyền thông sẽ mở ra con đường việc làm đa đạng và phong phú. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về nội dung khóa học, những môn học cụ thể và cơ hội nghề ngiệp sau khi tốt nghiệp đối với lĩnh vực này.

1. Bạn có thể ứng tuyển những vị trí nào bằng cấp về truyền thông?

Một số nghề nghiệp phổ biến dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành truyền thông bao gồm:

  • Chiến lược gia thương hiệu
  • Quán lý nội dung tiếp thị
  • Biên tập viên
  • Tổ chức sự kiện
  • Quản lý nguồn nhân lực
  • Nhà báo
  • Điều phối Marketing
  • Sáng tạo nội dung
  • Biên tập viên thời sự
  • Quản lý tiếp thị sản phẩm
  • Quan hệ công chúng
  • Phóng viên
  • Quản lý truyền thông mạng xã hội
  • Nguồi dẫn chương trình truyền hình
  • Nhà thiết kế web

2. Truyền thông là gì?

Đó là những cách chúng ta có thể sử dụng để truyền đạt các thông điệp khác nhau. Các khóa học dựa trên yếu tố từ khoa học xã hội và nhân văn nhưng trọng tâm cốt lõi vẫn là các nghiên cứu về truyền thông và truyền thông đại chúng.

3. Bạn sẽ được học gì trong chương trình ngành truyền thông?

Năm đầu tiên, sinh viên sẽ được tiếp cận với một loạt các lý thuyết và nghiên cứu về vai trò của phương tiện truyền thông trong xã hội. Các năm học sau sẽ đi sâu hơn vào tác động của nó đối với nữ quyền, chiến tranh, chủng tộc, tội phạm, hình ảnh cơ thể, chính trị và thể thao. Băng cấp về truyền thông cũng bao gồm các kỹ thuật được sử dụng để làm phim, phim tài liệu, phương tiện di động, công nghệ radio và trò chơi điện tử. Luận văn là một học phần bắt buộc trong năm thứ ba.

4. Bạn nên học gì nếu muốn lấy bằng truyền thông?

Việc học về các phương tiện và cách thức truyền thông ở trường sẽ đem lại cho sinh viên lợi thế, tuy nhiên yêu cầu trên không bắt buộc và không phải tất cả các trường đều giảng dạy bộ môn này. Bên cạnh đó, Khoa học xã hội hoặc nhân văn cũng là 2 môn học hữu ích. Hầu hết các cơ sở đại học sẽ không chỉ định môn học cụ thể, sinh viên có thể thể hiện niềm đam mê đối với truyền thông qua việc đảm nhận các vị trí việc làm.

5. Những người theo học ngành truyền thông sau khi tốt nghiệp sẽ làm gì?

Con đường sự nghiệp tiềm năng nhất cho sinh viên tốt nghiệp ngành truyền thông là làm việc trong lĩnh vực điện ảnh, truyền hình, phát thanh, báo chí, xuất bản và tiếp thị. Truyền thông cũng là một phần quan trọng của chính trị, đặc biệt khi sử dụng phương tiện truyền thông để thúc đẩy các chiến dịch. Do đó, việc nghiên cứu truyền thông cũng có thể mở đường cho sinh viên tiếp cận những vị trí trong chính phủ hay các tập đoàn công nghệ lớn.

Một ví dụ như sinh viên quốc tế Prachi Dang, người đang theo học chương trình thạc sĩ về truyền thông chiến lược tại King’s College London. Cô đảm nhận vị trí Giám đốc điều hành tài khoản tại Avian WE, một công ty truyền thông của Ấn Độ. Prachi chia sẻ rằng các kỹ năng nghiên cứu, phân tích và kỹ thuật mà cô học được trong văn bằng thạc sĩ đã thực sự giúp ích cho công việc tư vấn hiện tại.

6. Những người nổi tiếng đã theo học ngành truyền thông?

Matthew McConaughey, nam diễn viên từng đoạt giải Oscar, từng theo học ngành phát thanh, truyền hình và điện ảnh tại Đại học Texas ở Austin trước khi theo đuổi sự nghiệp diễn xuất chuyên nghiệp. Ngoài ra, Spike Lee, một đạo diễn phim, có bằng cử nhân về truyền thông đại chúng của Đại học Morehouse và bằng thạc sĩ về điện ảnh và truyền hình của Đại học New York. Anh được biết đến với bộ phim như School Daze và She’s Gotta Have It và đạo diễn cho các video âm nhạc của Michael Jackson và Eminem.

Người dịch: Bao Dung (SSDH)

Share.

Leave A Reply