Du học Amsterdam trong mắt một du học sinh người Anh

0

SSDH – Vì đã có kinh nghiệm sống ở bốn quốc gia khác nhau khi còn nhỏ nên cô bạn người Anh trong bài quyết định sẽ chọn một thành phố toàn cầu để du học. Và Amsterdam đã là lựa chọn của cô nàng…

 

DU%20HỌC%20AMSTERDAM.jpg

 

Chia sẻ từ nhân vật: “Tôi không biết mình muốn học ngành gì, và các khóa học khai phóng của Amsterdam University College đã cho phép tôi khám phá nhiều phương án ngành học khác nhau”. Chưa kể, cuộc sống ở đất nước có thái độ cởi mở với mại dâm và ma túy cũng như đời sống sinh viên sôi động cũng là một trải nghiệm thú vị.

 

Bài viết là một số ấn tượng của nhân vật sau một năm đầu du học Amsterdam. 

 

1. Bạn là một phần của thành phố

 

Các trường đại học Hà Lan thường tổ chức ít các hoạt động xã hội hơn ở Anh, vì vậy sinh viên có xu hướng tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của thành phố – chẳng hạn như các đội thể thao nghiệp dư, các đội hợp xướng địa phương. Bản thân tôi thì tham gia vào công tác tổ chức hội nghị của Nghị viện thanh niên châu Âu tại Amsterdam.

 

Nicole BRUSA, cựu sinh viên tại Đại học Roosevelt ở Middleburg (University College Roosevelt in Middlelburg) chọn trở thành tình nguyện viên của bảo tàng nghệ thuật địa phương. Cô quyết định trải qua những ngày cuối tuần ở bảo tàng để “trốn khỏi” những bài vở ở trường. Các tình nguyện viên khác thì lại làm việc ở các trung tâm phát cơm từ thiện, các trại tị nạn, nhà tình thương. Brusa bạn tôi, (sống trên khu học xá), cho rằng cuộc sống đại học không hề thực tế nên bạn phải tìm cách tiếp cận với những mối quan hệ ngoài trường học, để hiểu hơn về cộng đồng xung quanh.

  

2. Bạn đi khắp nơi bằng xe đạp

 

Việc đạp xe ngao du vẻ đẹp sông nước Amsterdam vào một ngày hè đẹp trời là điều vô cùng lý tưởng, nhưng ở đây, bạn sẽ phải đạp xe mỗi ngày bất kể thời tiết có như thế nào.

 

Vào tháng 1, đạp xe trong gió, mưa, hay thậm chí cả tuyết thật là một trải nghiệm cực hình, nhưng ngược lại, bạn sẽ được tập thể dục mỗi ngày mà không cần bỏ ra một nỗ lực nào cả.

 

Hero Scott, một sinh viên người Anh tại Amsterdam University College chia sẻ: “Hà Lan được thiết kế dành cho người đi xe đạp, vì vậy đây cũng là phương tiện tốt nhất để đi loanh quanh, dù là đi siêu thị hay tới hộp đêm”.

  

3. Thể thao là một phần của đời sống sinh viên

 

Trẻ em ở Hà Lan được chơi nhiều môn thể thao từ khi còn rất nhỏ. Hannah Drooglever Fortuyn, sinh viên tại University of Amsterdam, cho biết: “Hầu hết bạn bè của tôi đều chơi môn khúc côn cầu, tennis và bóng đá kể từ khi họ chỉ mới biết đi!”

 

Tuy thế, các đội thể thao lại thường không liên quan mấy lắm đến trường đại học – điều này giúp sinh viên có thêm một cơ hội mở rộng các mối quan hệ mới.

  

4. Tham quan, thăm thú

  

Tại các trường đại học Hà Lan, sinh viên thường có khoảng 40 tuần học mỗi năm. Ở đây, bạn chỉ có tối đa hai tuần nghỉ lễ cho những dịp quan trọng như giáng sinh hay phục sinh, còn lại không có những kỳ nghỉ “lắt nhắt” như ở Anh.

 

Nhưng sau bảy tháng ở đây, tôi nhận ra rằng tôi thích hệ thống này hơn. Những dịp nghỉ ngắn này vẫn đủ để tôi tổ chức các chuyến đi trong ngày đến các thành phố của Hà Lan, hoặc khám phá chính thành phố mà bạn đang học.

 

Vị trí lý tưởng của Hà Lan – ngay giữa lòng châu Âu – cũng khiến những chuyến du lịch cuối tuần tiết kiệm và dễ thực hiện hơn bao giờ hết. Bạn có thể tới Antwerp, Cologne hay Paris chỉ sau một vài giờ ngồi xe.

  

5. Học như chạy việt dã

 

Học ở đây thường chú trọng vào vấn đề đọc hiểu và viết luận nên điều này làm giảm được nhiều căng thẳng trong việc học. Khi đó, bạn cũng có thời gian để tìm hiểu những điều mình yêu thích.

 

Bạn bè của tôi ở các trường đại học Vương quốc Anh thường ca thán về việc không có thời gian làm những điều mà họ muốn. Thuật ngữ “chơi giỏi, học siêu” chỉ có thể được áp dụng ở Hà Lan.

 

Một sinh viên Cambridge đã ví von việc học ở Anh như là một cuộc chạy đua marathon với những tuần lễ luyện thi dằn dặc giữa các kì học.

  

6. Không khó để chọn ngành học lên Thạc sĩ

 

Việc học thạc sĩ là vô cùng phổ biến đối với sinh viên tại các trường đại học của Hà Lan, đặc biệt là sau một khóa học khai phóng mà họ được tiếp xúc với nhiều bộ môn khác nhau.

 

Trong khi đó, các nhà tuyển dụng ở Hà Lan thường có xu hướng nhìn vào trình độ sau đại học chứ không phải là bằng cử nhân của bạn, vì vậy bạn tha hồ khám phá những lĩnh vực mà mình yêu thích ở bậc cử nhân mà không phải quá lo về việc nó có ảnh hưởng đến tấm bằng sau cùng hay không.

 

Nhờ tính chất rộng lớn của khóa học khai phóng mà tôi đã có thể chọn tập chung đi sâu vào bất cứ ngành gì mà mình muốn – Quan hệ quốc tế hay Lịch sử nghệ thuật đều được.

 

Và tôi sẽ không phải ra quyết định về điều mình muốn làm ngay bây giờ, bởi thế giới việc làm còn cách tôi đến tận vài năm trời!

 

Nguồn: Báo mới

Share.

Leave A Reply