Giáo dục Anh: Chế độ nhân tài là chuyện hoang đường–điểm số không phải là tất cả

0

Sẵn sàng du học – Cho đến khi học sinh từ tất cả các thành phần trong xã hội có cơ hội thành công như nhau, kết quả của các bài kiểm tra không nên được tính theo mệnh giá tiền.

Ảnh: Học sinh cóhoàn cảnh khó khăn có khả năng trượt môn toán trong kì thi GCSEcao gấp đôi so với các bạn cùng lớp giàu có hơn

Ảnh: Học sinh cóhoàn cảnh khó khăn có khả năng trượt môn toán trong kì thi GCSEcao gấp đôi so với các bạn cùng lớp giàu có hơn

.

*GCSE (General Certificate of Secondary Education) – Chứng chỉ Giáo dục Trung học Phổ thông Anh Quốc.

Vào những ngày công bố kết quả thi,ta sẽ thường thấy trên mạng xã hội những người đãrời khỏi trường học từ rất lâu chia sẻ vềnhững câu chuyện thành công mặc dù kết quả bài thi của họ kém đến thế nào. Trong một số trường hợp, đó là một nỗ lực thực sự để an ủi những người không đạt điểm cao rằng tương lai của họ vẫn còn đầy hi vọng; tuy nhiên đối với Jeremy Clarkson, đây chỉ là một cái cớ để thể hiện và chứng tỏ bản thân.

Và trong khi tình cảm từ nhiều người thật đáng ngưỡng mộ – đương nhiên các bài kiểm tra ở độ tuổi thiếu niên sẽ không quyết định cuộc đời của bạn sau nàynhưng ta không thể phủ nhận rằng các học sinh 16 tuổi trên khắp Vương quốc Anh xem kết quả GCSE vào ngày mai, phần lớn cuộc đời của họ sẽ được quyết định bởi những gì họ thấy. Nếu không có đủ điểm chuẩn, các trường đại học và cao đẳng có thể từ chối bạn; cánh cửa cho các khóa học và trường đại học cạnh tranh sẽ có thể mở rộng hơn một chút hoặc kiên quyết đóng lại.

Các ngành nghề như giảng dạy, công tác xã hội và y học đòi hỏi kết quả GCSE cao nhất định là điều kiện tiên quyết, trong khi nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chỉ có 16% các nhà tuyển dụng không quan tâm đến điểm số đó. Và sau đó, có một thông điệp rằng kết quả kém trong bài thi sẽ khiến trẻ em nghĩ rằng mình không phù hợp với giáo dục, và tiếp tục học cao hơn không phải là một điều mà chúng nên làm.

Đó là lý do tại sao phân tích mới củaTeach First được công bố ngày hôm nay đòi hỏi sự chú ý khẩn cấp – những phát hiện đáng lo ngại nhưng lại không hềgây ngạc nhiên. Theo nghiên cứu của tổ chức từ thiện giáo dục, học sinh có hoàn cảnh khó khăn có khả năng trượt môn toán trong kì thi GCSE cao gấp đôi so với các bạn cùng lớp giàu có hơn; các em cũng chỉ có một nửa khả năng đạt điểm cao nhất so với các bạn có nhiều đặc quyền hơn. Trường hợp tương tự cũng xảy ra ở môn học nhưvăn học Anh, địa lý và tiếng Pháp. Và cách biệt này đang dầntrở nên tồi tệ hơn.

Hệ thống giáo dục của chúng ta đang khiến những học sinh nghèo hơn phải thất vọng – vàtất cả những gì chúng ta làm để phản hồi lại là những dòng chữ “phải cố gắng hơn nữa” nguệch ngoạc trên các bài báo cáo của học sinh. Sự hoang tưởng về chế độ nhân tài đã được vạch trần.

Những phát hiện này không chỉ gây bức xúc màchúngcòn làm xáo trộn toàn bộ tính hợp lệ của hệ thống thi cử. Để tin vào hệ thống thi cử tiêu chuẩn hóa quốc gia như một phương thức đo lường thành tích và xác định cơ hội đòi hỏi một số nguyên tắc nhất định: rằng bài thi phải có cùng độ khó và mọi thí sinh đều có cơ hội công bằng để hoàn thành bài thi một cách tốt nhất. Trừ khi bạn thực sự tin rằng có một mối tương quan giữa tiền và trí thông minh, thì rõ ràng là các bài thi của chúng ta không có hiệu quả.

Việc xác định một số giải pháp rất đơn giản: ưu tiên hàng đầu là đầu tư nghiêm túc vào giáo dục tiểu học và trung học. Với việc tài trợ trường học bị cắt giảm 8% kể từ khi Tories lên nắm quyền vào năm 2010, các học sinh cần hỗ trợ nhiều hơn trong và ngoài lớp học đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Nhân viên hỗ trợ và trợ lý giảng dạy là những người cực kì quan trọng trong việc giúp những học sinh bỏ lỡ cơ hội giáo dục có thể đạt được tiềm năng của mình – nhưng trong thời đại cắt giảm, những vai trò quan trọng này thường là những người bị loại bỏ đầu tiên. Bất kỳ chính phủ nào cam kết làm cho xã hội của chúng ta công bằng hơn và bình đẳng hơn thì việc đầu tiên họ cần làm làloại bỏ những cắt giảm này – và tăng chi tiêu.

Nhưng cho đến khi trẻ em từ tất cả các thành phần trong xã hội có cơ hội thành công như nhau thì các trường cao đẳng, đại học và thậm chí là các nhà tuyển dụng nên được khuyến khích – nếu có thể – hãy cân nhắc bối cảnh của các ứng viên. Điều đó bao gồm những việc như điều chỉnh các yêu cầu đầu vào đại học hay việc không xét đến kết quả GCSE trên các đơn xin việc.

Đối với những học sinh không đạt điểm cao vào ngày mai, việc khuyến khích hy vọng và lạc quan cho những gì có thể xảy đến trong tương lai là hoàn toàn đúng đắn –không ai hỏi kết quả GCSE của tôi từ khi còn ở độtuổi thiếu niên và tôi cũng cho rằng sẽ không có ai hỏi đến nó trong các cuộc phỏng vấn. Nhưng nếu chúng ta không thể tìm ra cách để cân bằng cách biệt trong kết quả GCSE này, thì có lẽ đã đến lúc đặt câu hỏi liệu về sự thất bại ở đây chính là kì thi – chứ không phải các học sinh.

Người dịch: Thuỳ Dương (SSDH)

Share.

Leave A Reply