Hướng đi cho du học sinh Mỹ để nâng cao cơ hộ làm việc ở Mỹ trong bối cảnh luật thay đổi

0

SSDH – Bạn đi du học Mỹ sau đó ở lại làm việc hoặc về Việt Nam thì trước khi đi bạn vẫn nên tìm hiểu tương lai bạn ở lại sẽ ra sao và về Việt Nam sẽ ra sao.

Để tìm hiểu về bối cảnh chính sách thị thực di trú Mỹ, hãy nghiên cứu bài viết dưới đây của anh Khoa Tran (Go & Grow Channel) để tìm hướng đi cho bản thân trong bối cảnh luật di trú Mỹ có nhiều thời gian gần đây nhé.

huong di cho du hoc sinh my
1/ BỐI CẢNH CHÍNH SÁCH H1-B MỚI Ở MỸ

  • Theo thông tin mới nhất, H1-B sẽ bỏ cách quay số ngẫu nhiên và thay bằng việc xét mức lương thịnh hành (prevailing wage). Việc chọn H-1B theo mức lương sẽ ưu tiên những người có nhiều kinh nghiệm nhất trên thị trường lao động hơn những người có ít kinh nghiệm nhất.
    Lý do chính mà quy tắc này gây khó khăn cho du học sinh vì khi mới ra trường các bạn chỉ được trả ở mức lương Cấp 1 hoặc Cấp 2 của Bộ Lao động do chưa có kinh nghiệm làm việc trong khi quy tắc ưu tiên những người có nhiều năm kinh nghiệm hơn, ngăn cản những người ở Cấp độ 1 và nhiều người ở Cấp độ 2 lấy được H-1B.
  • Quỹ Quốc gia về Chính sách Mỹ (NFAP) phát hiện ra rằng một du học sinh có khả năng nhận được H-1B theo hệ thống xổ số cao hơn 54% so với quy định mới, dựa trên về phân tích của NFAP về các trường hợp thực tế đối với du học sinh và hồ sơ xin H1-B từ một công ty luật nhập cư. Dữ liệu cho thấy quy định mới sẽ có tác động tiêu cực đáng kể đến khả năng nhận được H-1B cho du học sinh.
  • Trong khi thời gian làm việc sau khi tốt nghiệp của du học sinh vẫn không thay đổi là 1 năm cho OPT và thêm 2 năm nữa cho STEM OPT (dành cho du học sinh tốt nghiệp ngành STEM). Điều chỉnh mới của H1-B sẽ gây khó khăn lớn đặc biệt là các sinh viên chỉ có 1 năm đi làm OPT.
  • Như vậy, việc nâng cao kinh nghiệm đi làm trong thời gian học qua các chương trình internship hay CO-OP lại càng đóng vai trò quan trọng cho việc tìm việc làm có mức lương tốt và có cơ hội làm việc lâu dài hơn ở Mỹ với H1-B.

2/ THỜI GIAN DU HỌC SINH CÓ LÚC HỌC ĐẠI HỌC 4 NĂM

– Các bằng 4 năm thường được hoàn thành trong 5 năm nếu các bạn inh viên chỉ lấy 12 credits/ mùa để thỏa mãn điều kiện fulltime cho du học sinh. Trong khi, chương trình 4 năm được thiết kế với 15 credits/ mùa. Như vậy sẽ có 2 trường hợp xảy ra như sau:

(1) FSPS – FSPS – FSPS – FSPS – FSP

Graduate @ Spring ~ May 15th (có 4 Summer)
F: Fall semester
Sp: Spring Semester
S: Summer

  • Pros (Thuận lợi): Có nhiều thời gian chuẩn bị cho H1-B: Thời gian nộp hồ sơ cho H1-B rơi vào tháng 3. Tốt nghiệp vào tháng 5 sẽ cho sinh viên 10 tháng chuẩn bị (bao gồm: thời gian làm hồ sơ OPT, tìm việc, làm việc 1 thời gian rồi đề cập H1-B, thời gian chuẩn bị hồ sơ). Lưu ý: hồ sơ H1-B cần 2-4 tháng để chuẩn bị giữa nhân viên – công ty- luật sư di trú.
  • Cons (Bất lợi): Chỉ có 2 mùa hè từ năm 3. Nghĩa là chỉ có ít cơ hội đi làm intern vào mùa hè. Càng về sau của fiscal year (năm học) càng ít job (công việc) mở (ví dụ: 10/01/2021-09/30/2022, là fiscal year của cơ quan chính phủ Mỹ, công ty Khoa đang làm cũng theo lịch này). Do các công ty đã dùng phần lớn số tiền trong năm và thuê được thêm người từ đầu năm.

(2) SPSF – SPSF – SPSF – SPSF – SPSF

-> Graduate @ Fall ~ Dec 15th (có 5 summer)

Pros:(thuận lợi) 
– Cơ hội internship nhiều hơn: Có 5 mùa hè trong đó là 3 mùa hè từ năm học thứ 3. Có nghĩa là có 3 cơ hội tìm và đi làm internship mùa hè.
– Cơ hội việc làm cao: Các công ty thường mở job quanh năm theo fiscal year của họ . Như vậy tốt nghiệp lúc này sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn vì vào đầu năm họ sẽ có tiền mới (funding) để đầu tư vào các dự án. Như vậy, khả năng cao là cũng có nhiều công việc mở ra để tuyển người để bắt đầu vào làm các dự án trong năm đó.

Cons (bất lợi)
– Chỉ có 3 tháng kể từ ngày tốt nghiệp đến lúc nộp hồ sơ H1-B (~12/15 – ~03/15). 3 tháng này bao gồm cả thời gian tìm việc, chuẩn bị sồ sơ. Rất áp lực với quỹ thời gian hạn hẹp, nếu như không có chuẩn bị từ trước thì 3 tháng hầu như không kịp.
Ở cả 2 trường hợp, 2 mùa hè ở năm 3 và 4 đều đóng vai trò quan trọng nhất cho việc tìm việc làm sau khi ra trường. Vậy thì kế hoạch như thế nào là hợp lý cho từng giai đoạn để sinh viên có sự chuẩn bị tốt để tìm việc làm sau khi ra trường?

3/ HƯỚNG ĐI CHO TỪNG THỜI ĐIỂM

Freshman (Năm 1)

  • Đây là thời gian các bạn mới sang Mỹ. Hãy tận dụng thời gian này để nâng cao những kỹ năng mềm như giao tiếp bằng tiếng Anh, học hỏi văn hóa, tham gia các hoạt động xã hội và các đoàn thể sinh viên trong trường, kết bạn bạn để nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống mới. Đừng quên đi chơi với bạn bè khám phá những cảnh đẹp của Mỹ nhé.
  • Hãy tận dụng năm nhất và nhanh chóng tìm ra mình muốn làm gì sau này. Định hướng ngành mà mình sẽ theo học càng sớm càng tốt để tránh mất thời gian học lan man và lãng phí tiền bạc. Các bạn nên tham gia những buổi hội thảo hướng nghiệp trong trường, và trong các hội sinh viên, làm quen với các sinh viên đi trước, nghiên cứu về thị trường việc làm để nắm rõ bức tranh toàn cảnh.
  • Hãy dành thời gian nói chuyện với cố vấn học tập (academic advisor) ở trường để hướng dẫn cho bạn lấy những lớp học cần thiết và phù hợp với nguyện vọng của bạn trong tương lai.
  • Kết bạn càng nhiều càng tốt vì họ sẽ có những kinh nghiệm, tài liệu, lời khuyên… cho những khía cạnh mà bạn chưa biết. Đổi lại, hãy chia sẻ những gì mình biết cho những bạn mới và cùng nhau phát triển. Tình bạn là những mối quan hệ đầu tiên cho thành công của bạn trong tương lai.
  • Hãy tìm hiểu những luật lệ mà du học sinh cần phải tuân thủ. Tránh để mình rơi vào những tình trạng khó khăn như out of status (quá hạn visa)
  • Khi muốn tìm hiểu một vấn đề, hãy hỏi để biết những từ khóa quan trọng để từ đó bạn có thể tự mình tra cứu thêm.

Sophomore (Năm 2)

  • Tiếp tục làm những điều đã làm ở năm nhất.
  • Tập trung vào ngành mình chọn.
  • Năng nổ hơn trong các hoạt động ngoại khóa. Hãy tình nguyện làm những việc như thư ký, thủ quỹ, web master… cho hội sinh viên theo ngành của mình. Điều này giúp bạn nâng cao kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và làm sáng resume (hồ sơ) tìm việc của bạn.
  • Hãy giao tiếp nhiều càng tốt. Kỹ năng giao tiếp là thứ mà bạn sẽ dùng đi dùng lại trên con đường đi học và làm việc ở Mỹ hay ở bất kỳ đâu trên thế giới.
  • Giao tiếp với nhiều người sẽ mang lại cho bạn nhiều cơ hội. Và hơn nữa sự liên hệ giữa người với người sẽ làm cho cuộc sống của bạn thoải mái hơn, ít căng thẳng hơn. Ghi nhớ: giữ cho bản thân mình thăng bằng là một yếu tố quan trọng trong việc đi du học.
  • Bắt đầu nghiên cứu đến việc làm resume, LinkedIn profile. Bạn sẽ thấy rằng có quá nhiều thứ để mình phải tìm hiểu khi bạn thực sự bắt đầu làm. Bản thân Khoa đã bắt đầu khá muộn và mình rất hối hận vì điều đó. Đây là một lời khuyên rất thật lòng.
  • Hãy tham gia các buổi hội thảo việc làm. Các bạn có thể nghĩ bây giờ còn quá sớm để tham gia những buổi đó vì mới năm 2 thì làm gì có ai muốn thuê mình. Và nó đúng như vậy. Đa phần các công ty sẽ không tuyển dụng các bạn năm 2 vào làm. Trừ các bạn đã có những thành quả vượt bậc nào đó. Ví dụ: một bạn mentee của Khoa đang năm 2 lên năm thích làm những dự án như robot, lập trình… Sau khi sửa resume cho bạn, Khoa đã khuyến khích bạn nộp đơn tìm việc thực tập luôn. Tham gia những buổi hội thảo việc làm sẽ cho các bạn kinh nghiệm nhìn thấy bức tranh toàn cảnh một buổi hội thảo việc làm diễn ra như thế nào, các sinh viên phải chuẩn bị ra sao từ việc ăn mặc, không khí trong cuộc hội thảo, họ phải chuẩn bị những gì khi gặp người tuyển dụng, mình phải nói gì, cảm giác căng thẳng và mất thời gian để làm quen ra sao. Mình không hi vọng rằng bạn phải chờ tới những năm cuối vốn là những năm rất quan trọng rồi mới nghĩ đến chuyện làm quen với những điều đó. Một lần nữa đây cũng là kinh nghiệm xương máu của bản thân.
  • Hãy tìm hiểu những chứng nhận liên quan trong ngành bạn chọn để học thêm. Đây là thời điểm tốt nhất để học thêm. Vì 2 năm sau bạn sẽ bận rộn vô cùng.
  • Nếu muốn đi chơi thì tranh thủ năm nay đi thêm một chút nhé.

Junior (Năm 3)

  • Mình cho rằng đây là giai đoạn quan trọng nhất và khó khăn nhất trong những năm học đại học.
  • Nếu học ở một trường đại học trong suốt thời gian 4 năm, các môn học sẽ được dàn trải khó dễ qua từng năm học. Dù vậy, những môn học khó nhất sẽ nằm nhiều nhất ở năm 3. Đó những môn bắt buộc cho chuyên ngành và có tỉ lệ rớt rất cao. Đặc biệt, nó lại càng gây khó khăn cho những bạn bạn học chương trình liên thông từ trường 2 năm nên trường 4 năm. Đối với chương trình này, những môn dễ được tập trung học ở 2 năm đầu. Cùng nghĩa với việc những môn khó sẽ tập trung hết ở hai năm còn lại. Điều đó làm cho năm thứ ba lại càng căng thẳng hơn khi mà áp lực phải học toàn thời gian với các môn rất khó. Mình có 1 vlog nói rất chi tiết về chương trình 2+2 này.
  • Bên cạnh đó trong năm thứ ba các bạn sẽ phải chuẩn bị rất nhiều cho việc tìm công việc thực tập ở mùa hè. Và như vậy những vấn đề liên quan như làm resume, tìm việc, nâng cao kỹ năng phỏng vấn, tham gia các buổi hội thảo… sẽ chiếm rất nhiều thời gian của các bạn. Nói như vậy để cho các bạn thấy nó áp lực như thế nào.
  • Hãy thử hình dung ở năm 2 các bạn không có sự chuẩn bị cho những việc trên. Lẽ đương nhiên, các bạn sẽ cần phải chịu áp lực hơn rất nhiều. Nhiều học sinh không chuẩn bị gì cho mình mà chờ tới năm thứ ba này mới bắt đầu sẽ gặp rất nhiều trở ngại. Ví dụ ở trường có một bộ phận giúp sinh viên chuẩn bị hồ sơ, và trước khi tới buổi hội thảo việc làm làm mùa xuân và mùa thu, các bạn thấy một hàng dài các sinh viên chờ tới lượt mình để được sửa resume. Mình thấy dịch vụ ở trường không có chất lượng tốt. Họ chỉ đơn giản chỉnh sửa những vấn đề về ngôn ngữ, format, nhưng lại không hướng dẫn mình làm sao phát huy được hiệu quả sale bản thân. Nếu chỉ dựa vào dịch vụ này thì quả thật mình sẽ có một cái resume rất nghèo nàn. Khoa đã có rất nhiều chia sẻ về resume. Chắc chắn khi tìm kiếm các bạn sẽ tìm được những bí quyết làm sao để viết được 1 resume hay và đầy đủ. Tin mình đi. Đây là một việc đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và sự chuẩn bị.
  • Hãy tích cực tìm công việc internship (thực tập) từ những những nguồn ở trường hay là những trang web tìm việc làm. Đừng giới hạn mình chỉ ở những các buổi hội thảo việc làm thôi. Đối với Khoa việc tham dự các buổi career fair (triển lãm việc làm) trong trường chỉ mang tính chất nâng cao kinh nghiệm nhưng không thực sự mang lại hiệu quả tả về tìm việc làm. Một trong những lý do chính là những công ty đến trường ngày hôm đó đa phần đều biết sẽ có nhiều du học sinh đến và họ nói thẳng là không muốn tuyển du học sinh vì vậy lựa chọn của mình rất hạn chế.
  • Hãy đặt mục tiêu có internship ở năm này. làm hết sức có thể nếu bạn muốn nâng cao khá năng có việc tốt sau khi ra trường và tiến hành H1-B.
  • Đặt vấn đề với công ty làm internship mình muốn tiếp tục làm part-time sau kì mùa hè. Bên cạnh kinh nghiệm, bạn còn thiết lập một mối quan hệ lâu dài hơn với công ty và nhiều khả năng trở thành fulltime job sau này.
  • Hãy dành thời gian tìm đọc những status để du học sinh có thể đi làm như CPT, OPT, STEM OPT, H1-B. Mình muốn các bạn có khái niệm chúng là gì. Tại sao chúng cần thiết và việc chuẩn bị hồ sơ mất thời gian và công sức ra sao. Đây là một câu chuyện của bản thân. Khi mà Khoa tìm được công việc thực tập , Khoa đã không ngờ là việc chuẩn bị hồ sơ CPT lại nhiều khê như vậy. Cần nhiều người tham gia như, cố vấn học tập, thầy trưởng Khoa, thầy hiệu trưởng, bên văn phòng du học sinh… Xui cho mình vì không ngờ trước cho nên thời điểm mình cần thì thầy hiệu trưởng đi hội thảo mất hai tuần. Như vậy mình lại phải mất hai tuần để có thể đi làm.

Senior (Năm 4)

  • Lặp lại những việc ở năm 3.
  • Năm nay sẽ thoải mái hơn vì các môn chuyên ngành không quá khó, và các thầy cô cũng bớt áp lực hơn.
  • Mình hy vọng là đến thời điểm này các bạn cũng đã chín chắn và cũng đang quen với việc làm việc dưới áp lực
  • Đây là lúc các bạn bạn sử dụng thành quả của những năm trước để đi tìm việc làm chính thức sau khi ra trường. Những kỹ năng về giao tiếp, kết nối, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng vượt quá áp lực… sẽ được phát huy trong quá trình phỏng vấn. Các bạn cũng đã có trong tay một resume đủ mạnh với những project và kinh nghiệm đi làm. Các bạn còn có kinh nghiệm đi tìm việc làm trước đó để sẵn sàng cho việc tìm việc fultime.
  • Các bạn cũng đã biết mình phải cần có có OPT để đi làm sau khi tốt nghiệp. Khoa đã làm vài bài viết và vlog về chương trình này. Một điểm đáng lưu ý nhất là phải mất 90 đến 120 ngày (có khi lâu hơn) để các bạn có thể có thẻ EAD và đi làm. Và các bạn cũng có thể bắt đầu làm hồ sơ 90 ngày trước khi tốt nghiệp. Đừng để nước tới chân mới nhảy vì nhảy không kịp đâu. Hãy đọc lại phần một: bối cảnh H1-B và phân tích thời gian tốt nghiệp ở trên để các bạn hiểu tại sao thời gian là CỰC KÌ quan trọng.

3/ KẾT

Đây có lẽ là bài viết dài nhất của mình và mình cũng rút hết gan ruột ra để mà chia sẻ. Tuy chỉ là góc nhìn cá nhân nhưng cũng hi vọng nó sẽ mang lại cho các bạn những điều bổ ích. Những bạn nào có những kinh nghiệm khác đáng lưu tâm hãy đóng góp để hoàn thiện. Khoa khuyến khích mọi người tương tác và chia sẻ bài viết này để những bạn chưa có cái nhìn tổng quát có cơ hội hiểu thêm một chút về những điều các bạn sẽ có thể gặp trên con đường du học ở Mỹ.
Chúc các bạn thành công.

SSDH Team

Share.

Leave A Reply