Sẵn sàng du học – Petra, Tikal, Machu Picchu, Heracleion là những thành phố “bị mất” mà bạn không nên bỏ qua nếu yêu thích khám phá những nền văn minh cổ xưa.
Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển, chất lượng cuộc sống được cải thiện hơn, dường như không còn điều gì có thể giới hạn được trí tuệ con người. Khi đạt đến đỉnh cao tri thức cũng là lúc chúng ta tìm về với cội nguồn của mình. Bị chiến tranh tàn phá hay nước biển vùi lấp, những địa danh huyền thoại dưới đây đã bị thế giới lãng quên qua nhiều thiên niên kỉ. Nếu yêu thích khám phá những nền văn minh cổ xưa cùng các giá trị lịch sử, bạn không nên bỏ qua thông tin về những thành phố bị mất nổi tiếng trong lịch sử nhân loại.
Xem Phần 2 tại đây!
11. HVALSEY, GREENLAND
Nằm trên đảo Hvalsey, Greenland, nhà thờ bằng đá Hvalsey là một trong những tàn tích còn sót lại của người Viking, Bắc Âu. Có niên đại từ thế kỷ 12, nơi đây được xây dựng bởi gia đình Erik – hộ gia đình người Bắc Âu đầu tiên ở Greenland. Nhà thờ gồm hai hội trường bằng đá và 14 ngôi nhà riêng lẻ.
12. CTESIPHON, IRAQ
Được xây dựng khoảng năm 500 TCN, thành phố Ctesiphon là kinh đô sầm uất của đế quốc Parthia và Sassanid. Đây còn là một trong những thành phố lớn nhất vùng Lưỡng Hà cuối thời cổ đại. Chịu tác động của thời gian và trải qua các sự kiện lịch sử, ngày nay Ctesiphon chỉ còn sót lại cổng tò vò – vòm gạch không cốt thép lớn nhất thế giới. Được biết, trước khi bị Hoa Kỳ chiếm đóng, chiếc cổng này là niềm tự hào của cả cộng đồng người Parthia.
13. NGÔI LÀNG ĐẤT SÉT TẠI VƯỜN QUỐC GIA MESA VERDE, HOA KỲ
Từng là nơi sinh sống của những người Pueblo cổ đại ở Bắc Mỹ, ngôi làng này gồm nhiều ngôi nhà đất sét và 600 ngôi nhà vách đá xếp chồng lên nhau nằm trong hang động của công viên quốc gia Mesa Verde. Ngày nay, chúng trở thành một trong những tàn tích khảo cổ học quan trọng cần được bảo tồn của Hoa Kỳ.
14. MOHENJO –DARO, PAKISTAN
Được xây dựng vào năm 2500 trước Công nguyên, Moenjo-daro, Pakistan là một trong những khu định cư lớn nhất của nền văn minh thung lũng Indus. Sau khi xảy ra sự suy thoái, thành phố đã chìm vào quên lãng và bị bỏ hoang trong khoảng 3.700 năm cho đến khi viên chức khảo cổ học người Ấn Độ Banerji, trong một lần thực hiện nhiệm vụ khảo sát, vô tình tìm thấy thành phố này. Độ chính xác và cách bố trí tinh xảo của những ngôi nhà trong thành phố đã phản ánh một xã hội phát triển, tiên tiến của người Pakistan lúc bấy giờ. Moenjo-daro được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1980.
15. THÀNH TROY, THỔ NHĨ KỲ
Thành Troy (hay còn gọi là Troia) là tàn tích nằm ở tỉnh Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ. Theo truyền thuyết, đây là nơi diễn ra cuộc chinh phạt nổi tiếng thể hiện trí tuệ người Hy Lạp trong việc dùng chiến thuật “con ngựa thành Troy” để tiếp cận và tràn vào hủy diệt thành phố này. Năm 1870, nhờ cuộc khai quật di chỉ Hisarlik tại miền Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ của nhà khảo cổ người Đức Heinrich Schliemann, thành Troy cổ xưa đã được tái khám phá. Với lối kiến trúc độc đáo, giá trị lịch sử vô giá, thành cổ Troy được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1998.
Cá Domino (SSDH) – Theo elle