Nghành luyện kim học gì? ở đâu?

0

SSDH- Bạn không thấy mình hợp với công việc văn phòng thường xuyên ngồi một chỗ? Bạn có đam mê với cơ khí và muốn biết mọi thứ hoạt động như thế nào hoặc sắp xếp các bộ phận máy móc lại với nhau không? Bạn muốn một công việc nơi bạn có thể sáng tạo, gia công bằng chính đôi tay của mình và hợp tác trong nhiều dự án khác nhau? Nếu điều này nghe rất hứng thú với bạn, thì chế tạo hoặc sản xuất kim loại có thể rất phù hợp! Cùng SSDH tìm hiểu ngành luyện kim và cơ hội nghề nghiệp qua bài viết sau đây.

Xem thêm: 

Nghành da liễu: Học gì? Ở đâu?

Ngành phẫu thuật thẩm mỹ: Học gì? Ở đâu?

Nghành thiên văn học : Học gì? Ở đâu ?

1. Luyện kim là gì?

Luyện kim (Metal Fabrication) là ngành công nghiệp điều chế các kim loại từ quặng hoặc từ các nguyên liệu khác. Có bao nhiêu loại quặng thì ít nhất có bấy nhiêu phương pháp giải phóng các kim loại ấy ra khỏi các quặng chứa chúng. Tiếp đó, tinh luyện để các kim loại đạt được độ sạch cao, pha trộn giữa các kim loại đó để có các hợp kim đáp ứng được những yêu cầu mong muốn và tạo hình dáng cho phù hợp với các nhu cầu sử dụng trong cuộc sống.

Các sản phẩm của ngành luyện kim khá phổ biến là máy bay, tàu cảng, dụng cụ, các công trình xây dựng, điện tử, cơ khí, hóa chất và được dùng trong cả các ngành bưu tính công nghệ thông tin, tin học,… Ngành luyện kim được phân làm hai loại chính là luyện kim màu và luyện kim đen. Ngoài ra còn có luyện kim manga, luyện kim nhôm,…

Hiện nay trên thị trường, có hai kiểu luyện kim chính đó là:

  • Hỏa luyện là quá trình hoàn nguyên kim loại (đưa kim loại về trạng thái ban đầu) trong môi trường có các chất oxy hóa mạnh như C, H2,… Phản ứng hoàn nguyên thường sẽ tỏa nhiều nhiệt nên người ta gọi phương pháp hoàn nguyên này là “hỏa luyện”.
  • Thủy luyện là quá trình hoàn nguyên kim loại trong môi trường có các tác dụng từ các chất hóa học hoặc là trong môi trường điện phân ( thường là điện phân nóng chảy hoặc điện phân trong môi trường nhiệt độ cao ).

2. Học gì trong ngành luyện kim?

Các chương trình của trường kỹ thuật, đại học và cao đẳng thường bao gồm các kỹ thuật chế tạo kim loại khác nhau và cung cấp chứng chỉ trong lĩnh vực này. Trên thực tế, tất cả các chương trình luyện kim đều bao gồm đào tạo về kỹ thuật hàn.

Ngoài các môn học truyền thống, các chương trình này thường bao gồm các thành phần phòng thí nghiệm dạy cho sinh viên các kỹ năng thực hành cần thiết trong lĩnh vực chế tạo kim loại. Nhìn chung, các khóa đào tạo luyện kim chất lượng cần đảm bảo sinh viên thu nạp và có kỹ năng như:

  • Quy trình an toàn và sử dụng thiết bị luyện kim
  • Lập quy trình công nghệ và điều hành các quy trình đó để sản xuất ra các kim loại và hợp kim như: gang, thép, đồng, nhôm, vàng, bạc, các ferro hợp kim
  • Nghiên cứu công nghệ luyện kim phi cốc và các công nghệ mới cho tương lai
  • Tạo hình các vật liệu kim loại: thép tấm, thép hình, thanh, chi tiết máy, tượng đài, các chi tiết lớn liền khối trong chế tạo tàu thủy, máy bay…
  • Thay đổi cấu trúc, tính chất theo yêu cầu
  • Ứng dụng các công nghệ và thiết bị luyện kim tiên tiến, hiện đại
  • Mô hình hóa các quá trình luyện kim
  • Điều khiển các quá trình luyện kim bằng máy tính theo chương trình
  • Nghiên cứu tính chất luyện kim và sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên thiên nhiên
  • Nghiên cứu tinh luyện, hợp kim hóa và xử lý nhiệt để sản xuất kim loại siêu sạch, siêu mịn và siêu bền
  • Nghiên cứu chế tạo các hợp kim đặc biệt và hợp kim chuyên dụng: Bền nóng, bền ăn mòn, chịu mài mòn, chịu va đập, chịu tải lớn, từ tính cao và phi từ, dẫn nhiệt, dẫn điện tốt và cách nhiệt, cách điện, lành tính cho y tế, chống rung trước dao động, ghi nhớ hình cho kỹ thuật cao…
  • Nghiên cứu các công nghệ xử lý chất thải và bảo vệ môi trường khỏi hoạt động luyện kim

3. Cơ hội nghề nghiệp của ngành luyện kim bạn cần biết

Luyện kim là một ngành công nghiệp rộng lớn, phức tạp và còn non trẻ ở nước ta nhưng tiềm năng là rất lớn. Công việc của người làm trong ngành luyện kim rất đa dạng và chuyên môn hóa vào các lĩnh vực khác nhau. Bạn có thể trở thành nhà nghiên cứu, kỹ sư luyện kim, kỹ thuật viên hay nhà quản lý, nhà tư vấn và chuyển giao công nghệ v.v… sau khi theo đuổi chương trình đào tạo luyện kim.

Tại Việt Nam, Kỹ thuật viên ngành khai khoáng và luyện kim thường kiếm được từ 6 triệu đến 13 triệu mỗi tháng khi bắt đầu công việc. Sau 2 – 5 năm công tác, con số này là từ 8 – 30 triệu/tháng đối với chế độ tuần làm việc 48 tiếng.

Nguồn: Hotcoursevietnam

Share.

Leave A Reply