Những điều thú vị trong lễ tốt nghiệp đại học tại Stanford

0

Sẵn sàng du học – Hoàn thành chương trình học không phải là mục tiêu. Nó chỉ là một công cụ mà người hoàn thành nó đã đạt được. Công cụ này mang đến cho người giữ nó nhiều quyền lợi, nhưng cùng với quyền lợi cũng là nhiều trách nhiệm. Chúng ta phải sử dụng công cụ đó sao có ích cho xã hội – Huyền Chip viết.

Huyền Chip vừa tốt nghiệp tốt nghiệp đại học và thạc sĩ ngành Trí tuệ nhân tạo tại Đại học hàng đầu thế giới Stanford. Ngày tốt nghiệp, cô đã có bài chia sẻ về những điều thú vị mà cô cảm nhận được về ngày quan trọng của cuộc đời này.

1. Mình rất thích ở Mỹ gọi lễ tốt nghiệp là "commencement", nghĩa là "sự khởi đầu". 

Thầy hiệu trưởng nhìn sinh viên âu yếm nhưng cũng trịnh trọng và nói:

"By the authority vested in me, I confer on you the degree of […], with all the rights, privileges, and responsibilities thereunto appertaining.” “Bằng quyền lực đã được trao cho tôi, tôi trao cho em tấm bằng [tên của tấm bằng], với tất cả quyền, đặc quyền, và nghĩa vụ đi kèm nó." – Huyền Chip

Hoàn thành chương trình học không phải là mục tiêu. Nó chỉ là một công cụ mà người hoàn thành nó đã đạt được. Công cụ này mang đến cho người giữ nó nhiều quyền lợi, nhưng cùng với quyền lợi cũng là nhiều trách nhiệm. Chúng ta phải sử dụng công cụ đó sao có ích cho xã hội.

le-tot-nghie

huyen-chip-tot-nghiep

2. Năm nay, Stanford mời Sterling K. Brown, diễn viên chính trong TV series This is Us và bộ phim Black Panther.

 Anh tốt nghiệp từ Stanford cách đây tròn 20 năm. Một câu nói của anh làm mình cứ nghĩ mãi:

"We can easily forgive a child who is afraid of the dark; the real tragedy of life is when men are afraid of the light." "Chúng ta có thể dễ dàng tha thứ một đứa trẻ sợ hãi bóng tối; bi kịch thật sự của cuộc sống là khi người trưởng thành sợ hãi ánh sáng." – Sterling K. Brown

Bao nhiêu người trong chúng ta có thể tự tin phơi bày cuộc sống của mình cho thiên hạ đánh giá mà không thấy tủi hổ? Bao nhiêu người đưa ra mọi hành động một cách đường đường chính chính mà không phải lén lút bao che? Bao nhiêu người dám sống con người thật sự của mình?

Hãy sống làm sao để không sợ ánh sáng!

huyen-chip-tot-nghiep2

3. Bên cạnh mũ và áo choàng (cap and gown), sinh viên tốt nghiệp còn đeo một khăn quàng đỏ, gọi là "stole". 

Ban đầu mình thấy cái tên hơi kỳ kỳ, hỏi ra mới biết "stole" là viết tắt của cụm từ "stole of gratitude" – "một mảnh tri ân". Sau buổi lễ, sinh viên sẽ tặng chiếc khăn này cho một người có công lao to lớn trong việc giúp họ có được ngày hôm nay. Người đó có thể là phụ huynh, thầy cô, hay bạn bè. Thông điệp của chiếc khăn này là:

"Cảm ơn vì đã giúp tôi vượt qua. Cảm ơn vì đã biến điều này trở nên có thể. Mình đã không đơn độc." – Huyền Chip

huyen-chip-tot-nghiep3

4. Sự trang nghiêm của lễ tốt nghiệp không thể làm mất đi cá tính của một ngôi trường dị. 

Một truyền thống của Stanford là "wacky walk" — sinh viên tốt nghiệp có thể ăn mặc đù thứ quần áo quái dị khi đi vào trong sân vận động trước khi bắt đầu buổi lễ. Nhóm bạn mình có ý tưởng là biến thành blockchain, công nghệ đứng xong Bitcoin cũng như các loại tiền ảo. Nói chung bọn mình làm một loạt thùng xốp như "block", mặc lên người, nối lại với nhau thành "chain". Mình ở Anh sang dự tốt nghiệp nên không kịp làm, bọn bạn mình làm cho mình một block với khẩu hiệu "Chip off the old block chain".

Một bộ trang phục mình rất thích khác là "Breakfast Club". Một nhóm bạn đứa thì mặc đồ như trứng rán, đứa thì như bacon, đứa thì như bánh mỳ, dễ thương không chịu được.

huyen-chip-tot-nghiep4

5. Mình không dành được nhiều thời gian với bạn bè như mình đã nghĩ. 

Lễ tốt nghiệp là một dịp trọng đại nên đứa nào cũng có gia đình đến thăm, thành ra cả ngày chỉ ở bên gia đình. Hôm đó mình phát hiện ra Bill Gates và gia đình cũng ở trong trường vì con gái Bill Gates tốt nghiệp cùng khoá với mình.

Ban đầu mình cũng hơi tủi thân vì nghĩ gia đình mình không sang được. Nhưng rồi lại thấy mình may mắn vì có đến cả ba gia đình đến chung vui với mình lận. Gia đình đầu tiên là nhà cô chú họ mình với hai đứa con nhỏ. Gia đình thứ hai là bố mẹ nuôi người Mỹ mà mình đã gặp khi ở châu Phi. Gia đình thứ ba là cộng đồng người Việt ở Stanford đã tổ chức một bữa tiệc mừng vô cùng ý nghĩa và ấm cúng.

Thái Hải (SSDH) – Theo Kênh 14

Share.

Leave A Reply