SSDH – Một trong những điều khó khăn nhất mà tôi phải vượt qua khi bắt đầu khóa học thạc sỹ của mình chính là sự khác biệt về cách học tại Anh và Mỹ. Mặc dù kinh nghiệm từ khoá du học ngắn hạn khi còn là sinh viên đại học cho tôi biết trước không nên mong đợi sẽ được điểm cao hơn 70% cho các bài luận của mình, tôi vẫn chưa thực sự chuẩn bị nhiều để thích ứng vì cách học tại Anh và Mỹ thật sự rất khác nhau.
Ở Mỹ, một sinh viên toàn thời gian điển hình học khoảng 12 giờ ở các lớp ( khoảng 4 môn học), thường trải dài trong suốt năm ngày một tuần – hoặc 3 đến 4 ngày nếu bạn may mắn – và thường sau đó sẽ được chia ra thành các lớp học 45 phút hoặc 90 phút. Riêng tôi là một người khá chăm chỉ và muốn hoàn thành toàn bộ khóa học sớm hơn, nên tôi đã đăng ký học từ 15 đến 18 giờ ( khoảng 5 đến 6 môn) một tuần, và vì thế tôi phải đi đến lớp mỗi ngày. Thế nên tôi đã quen với một thời khóa biểu khá trật tự từ việc đi đến lớp, về nhà làm bài tập và nhanh chóng đi ngủ để rồi bắt đầu lập lại quy trình đó vào ngày hôm sau.
US vs UK
Đây là điểm khác biệt lớn nhất mà tôi thấy được trong cấu trúc chung của hai nền giáo dục này. Để phân tích rõ cho các bạn dễ hình dung, là một sinh viên toàn thời gian, trong học kỳ đầu cao học ở trường Đại học Westminster, tôi chỉ học 3 môn, mỗi môn bao gồm một bài giảng chừng 3 giờ mỗi tuần (tổng cộng là 9 giờ). Điều này với tôi có nghĩa là mỗi tuần chỉ phải đến lớp khoảng hai ngày, một điều không tưởng khi ở Mỹ.
Khi tôi giải thích điều này với mọi người, câu hỏi tiếp theo luôn luôn là, “nếu vậy sao bằng cấp của họ lại tốn ít thời gian hơn” hoặc một thành viên khá tiêu cực của nhóm bất bình “hệ thống giáo dục của họ thật quá lười biếng”, trong khi thực tế thì ngược lại.
Hệ thống giáo dục Mỹ chủ yếu tập trung vào một nền giáo dục toàn diện, nhưng điều này chưa hẳn “tốt hơn”. Sinh viên cao học được yêu cầu học nhiều khóa về những môn học rất đa dạng để có thể lấy được tấm bằng của họ, ví dụ, mỗi sinh viên phải học (và đậu) những khóa học về Toán, Anh Văn và Khoa Học nhất định.
Điều này hoàn toàn không lý tưởng cho những ai biết trước là họ sẽ phải vật lộn với những môn học này. Trên thực tế, nó thường hạn chế khả năng học tâp của nhiều sinh viên. Tôi được biết nhiều sinh viên khi đến Mỹ phải vất vả học Anh Văn. Những sinh viên phải học rất nhiều khóa Tiếng Anh mà chỉ thường rớt hay chỉ nhận được điểm vừa đủ đậu, thường không thấy những khóa học này thực sự cần thiết. Thêm vào đó, những sinh viên này dễ dàng nản chí trước khi tham gia các lớp học chuyên ngành, và điều này nói xa hơn có thể làm ảnh hưởng đến điểm số của sinh viên ở Mỹ.
Thông thường, việc này sẽ không là vấn đề quá lớn trong hệ thống giáo dục Anh vì sinh viên tự chọn chương trình học và ngành học của mình ngay từ đầu. Ở Mỹ, bạn không thể qua hết năm nhất mà chỉ học một khóa liên quan đến chuyên ngành của mình bởi vì bạn có rất nhiều khóa học bắt buộc khác để học trước. Việc này khiến tôi phát điên vì vào năm học cuối tôi phải học nhiều khóa cùng với sinh viên năm nhất và năm hai vì tôi đã liên tục trì hoãn chúng đến phút cuối.
Du học tại Anh yêu cầu bạn phải có sự đầu tư nghiêm túc trong các luận văn, đồ án.
Bây giờ tôi sẽ nêu những khác biệt chung nhất về cách làm các bài tập và cách tính điểm mà bạn nên biết khi chuyển từ Mỹ sang Anh:
Thứ 1
Đầu tiên, đảm bảo kỹ năng viết của bạn phải thật tốt và thường xuyên sử dụng những trích dẫn hợp lý. Tôi nhấn mạnh điều này vì suốt năm học đầu tiên, tôi đã vô cùng tự tin với khả năng viết của mình. Thế nhưng tôi bắt đầu phát hiện những điểm khác biệt một cách muộn màng, khi nhận được điểm 60% cho bài tập đầu tiên, không cao như tôi mong đợi. Khi làm bài viết ở Anh, bạn phải đưa ra trích dẫn và chứng minh các luận cứ của mình bằng những nghiên cứu. Từ khi bắt đầu học thạc sỹ ở đây, tôi nhận ra tầm quan trọng của việc sử dụng dẫn chứng và cả những phản biện để hỗ trợ những lập luận của mình.
Một bài viết chuẩn ở Mỹ thông thường sẽ như sau: khái quát những gì bạn muốn nói, đưa ra dẫn chứng để hỗ trợ, phân tích và chứng minh. Nguyên tắc số một ở Mỹ luôn là phần phân tích nên dài hơn 2-3 lần những dẫn chứng ( trích dẫn) và sau đó cứ lập lại quy trình. Cách học này của Mỹ rất khác so với Anh. Khi viết luận văn, những dẫn chứng và phân tích phải ăn khớp và đồng nhất với nhau. Ngoài ra, bạn cần phân tích vấn đề theo nhiều khía cạnh không chỉ để bổ trợ mà còn để phản biện cho các trích dẫn. Đấy chính là cách bạn thể hiện mình đã dành nhiều công sức cho bài nghiên cứu này.
Việc này nghe có vẻ nhàm chán, nhưng không như ở Mỹ, bạn chỉ có khoảng 1 đến 2 bài tập lớn cho toàn bộ học kỳ nên bạn có hàng tháng để chuẩn bị và nghiên cứu trước khi nộp bài. Tuy nhiên, bạn cần phải hoàn thành thật tốt vì nó chiếm một phần điểm khá lớn đấy.
Thứ 2
Thứ hai, khi nhận được điểm bài viết, đừng so nó trên thang điểm 100 bởi vì bạn sẽ thực sự hoảng loạn đó. Thay vào đó, tôi thường so điểm của mình với điểm 75 ( hầu hết những bạn khác thì sử dụng thang 70), đơn giản bởi vì bất kỳ điểm nào trên 75 đều là vượt mức mong đợi. Tôi đã tìm thấy hai bảng cực kỳ hữu ích. Bảng đầu tiên thể hiện điểm số được phân chia theo phần trăm và bảng thứ hai là một so sánh về điểm tổng giữa hai hệ thống.
Bảng so sánh hệ thống tính điểm của US và UK.
Xin lưu ý rằng đây chỉ là một ước lượng gần đúng dựa trên kinh nghiệm du học của tôi trước đây sau khi quay về và được áp dụng cho những chương trình cao học ở Anh, và sẽ thay đổi theo từng trường đại học. Tương tự, ở Mỹ, điểm loại A có thể thay đổi, có nghĩa là một số trường đại học có thể sẽ công nhận GPA 4.0 là điểm A. Hơn nữa, GPA 2.0 là điểm số tối thiểu bắt buộc để được tốt nghiệp.
Thứ 3
Thứ 3, các giáo sư sẽ không tốt bụng đến mức sẽ nắm tay chỉ việc để giúp bạn đạt được điểm số mong muốn. Ở Mỹ, việc giáo sư đọc đi đọc lại bài tập của bạn nhiều lần để đảm báo rằng bài của bạn sẽ đạt điểm số như mong đợi là hoàn toàn bình thường. Nhưng việc này không hề xảy ra ở Anh, nơi mà bạn chỉ có thể nhận được điểm số cuối cùng và rất ít hướng dẫn được đưa ra suốt quá trình làm bài.
Thứ 4
Cuối cùng, các môn học bạn sẽ được học trên giảng đường lớn, không phải loại hình lớp học mà bạn đã quen thuộc, nhất là kiểu bàn cá nhân. Sinh viên tại các lớp học Anh quốc cũng khá ít người thích đóng góp ý kiến trong lớp học. Trừ khi bạn tham gia các khóa học có bao gồm hội thảo chuyên đề, khi đó bạn mới thỉnh thoảng nghe được ý kiến của sinh viên. Những bạn thích những lớp học nhỏ và cách học truyển thống, tôi khuyên các bạn đăng ký các khóa học có hội thảo chuyên đề nhiều nhất có thể vì chúng có thể cho bạn kết nối một-một, khác với dạng bài giảng tiêu chuẩn.
Nếu bạn đang có ý định chuyển tiếp từ Anh sang Mỹ
Thứ nhất
Sẽ có rất nhiều bài tập đang chờ đợi bạn ở Mỹ. Điểm cuối kỳ của bạn sẽ được cộng dồn từ điểm khi tham gia làm bài trên lớp ( đôi khi là điểm danh), bài tập về nhà ( từ những câu hỏi online, bài luận ngắn, câu hỏi phản hồi), câu đố (quiz), bài kiểm giữa kỳ và cuối kỳ. Tuy các bài tập này thường rất nhiều và lại đến rất nhanh và dồn dập, nhưng một số bạn cho rằng đây là cách để giảm gánh nặng khi ôn thi cuối kỳ.
Đây cũng là một trong những điều mà tôi không thích khi còn học đại học tại Mỹ. Bạn tốn hàng giờ liền mỗi tối để làm tất cả những bài tập linh tinh này mà nó không thực sự mang lại giá trị lớn, bạn gần như chỉ làm chúng để làm thôi. Và khi đến bài kiểm tra quan trọng, bạn trở nên xao nhãng vì thực ra nó cũng chẳng chiếm nhiều điểm lắm.
Thứ 2
Hãy chuẩn bị tinh thần để học những lớp mà bạn không thực sự yêu thích ( đặc biệt khi bạn học cả khóa ở Mỹ). Cứ yên tâm, rồi bạn sẽ vượt qua cả thôi.
Thứ 3
Hãy bắt đầu làm quen với việc có bạn cùng phòng. Không như ở Anh, nơi bạn có thể có phòng riêng, ở Mỹ, việc này là rất hiếm hoi và cũng rất đắt đỏ. Thông thường bạn sẽ phải chia phòng với 2 đến 4 bạn khác, những người mà bạn sẽ dành rất nhiều thời gian sau này, nên hãy làm cho điều này trở nên thật dễ chịu nhé.
Thứ 4
Cuối cùng, hãy cố gắng làm quen với một người bạn có xe hơi, khi đó cuộc sống sẽ thật dễ dàng cho bạn. Việc có một chiếc xe hơi ở đại học là vô cùng bình thường và nếu không có, bạn có thể gặp khó khăn trong một số trường hợp nhất định. Nhưng đừng lo, cứ tìm một ai đó có xe và xin đi nhờ đến những nơi bạn dự định ( ví dụ như đi mua sắm hết toàn bộ những đồ dùng cần thiết chẳng hạn).
Nguồn: Stacie – Westminster International Student Blog 2015