Những lưu ý dành cho du học sinh Việt Nam tại Anh trong dịch Covid-19

0

Sẵn sàng du học – Giữa tình hình diễn biến vô cùng phức tạp của dịch COVID-19 và chưa ai dám khẳng định thời gian nào dịch sẽ được kiểm soát. Vì vậy, những bạn quyết định ở lại Anh đừng hoang mang mà hãy làm theo các hướng dẫn trong bài viết dưới đây.

 

ssdh-du-hoc-anh-quoc-manchester

Quyết định của Chính phủ Anh

Ngày 23/3/2020, Giới chức Anh công bố nước này sẽ miễn phí xét nghiệm và điều trị COVID-19 cho tất cả những ai đang sinh sống, học tập và làm việc tại Anh, không phân biệt tình trạng định cư. Dù kết quả xét nghiệm như thế nào, người bệnh cũng sẽ không phải chi trả bất kỳ khoản phí xét nghiệm và điều trị nào cho đến khi có kết quả âm tính.

Du học sinh đã đi làm hoặc người Việt làm việc hợp pháp tại các công ty ở Anh nếu xét nghiệm dương tính với Corona virus sẽ được hỗ trợ chi trả Statutory sick pay (SSP) thấp nhất 94,25 bảng/tuần, tùy thuộc vào mức độ lớn nhỏ mỗi công ty sẽ điều chỉnh số trợ cấp phù hợp.

Các du khách quốc tế sẽ được yêu cầu lấy thông tin để phục vụ cho việc xét nghiệm nhanh COVID-19. Trong mọi trường hợp khẩn cấp, các bệnh nhân không phải người Anh có thể liên hệ qua đường dây của Dịch vụ y tế công của Anh 111 để được hướng dẫn.

Đối với các du học sinh hiện đang ở UK

Nếu bạn nghi nhiễm Corona. Dịch vụ Y tế Quốc gia) Anh khuyến cáo: 

Không được rời khỏi nhà và phải thường kiểm tra nhiệt độ thân nhiệt. Nếu nhiệt độ cao bạn cảm thấy nóng khi chạm vào ngực và lưng (dù chưa cần đo nhiệt độ) bạn vẫn cảm nhận được. Triệu chứng ho bắt đầu và sau đó liên tục diễn ra và cường độ của những cơn ho tăng dần từ 1 giờ và tăng dần trong 24 giờ. Đừng chờ đợi khi tình hình tồi tệ hơn hãy cách ly ngay với người thân như mặc quần áo bảo hộ và đeo khẩu trang.

Trong trường hợp này để bảo vệ người khác, đừng đi đến các phòng khác tư hay bệnh viện mà hãy ở nhà, gọi ngay số 111 liên hệ trực tuyến và nói những triệu trứng của mình để được cấp cứu . 

Nếu bạn có những biểu hiện của Covid-19 nhưng nhẹ hơn chỉ là sốt nhẹ và ho nhưng không liên tục. Lời khuyên của NHS là:

  • Không được ra khỏi nhà
  • Tự cách ly trong 7 ngày để theo dõi chuyển biến bệnh, cách xa người thân trong gia đình ít nhất 2 mét, tập thể dục mỗi ngày.
  • Không ra khỏi nhà để mua thức ăn, mua thuốc. Tất cả hãy gọi điện hoặc đặt hàng qua mạng.
  • Không tiếp khách hay bạn bè, không nói chuyện với người nhà mà không đeo khẩu trang.
  • Sau 7 ngày kể từ khi tự cách ly, nếu nhiệt độ của bạn không còn tăng nữa thì bạn không cần phải cách ly. Nếu nhiệt độ vẫn thay đổi thì bạn tiếp tục tự cách ly thêm 7 ngày và liên lạc với số điện thoại 111 để báo cáo về triệu chứng của mình.

Tham khảo thêm lời khuyên từ một bạn đang sinh sống tại Anh, sau khi khám được bác sĩ hướng dẫn điều trị như sau:

* Cách ly ngay lập tức với những người trong gia đình, sử dụng các phương pháp cách ly một cách chặt chẽ: đeo khẩu trang, không tiếp xúc gần (ít nhất 2 mét), không tiếp xúc cùng một vật dụng,… 

* Điều trị triệu chứng:

  • Nếu đang sốt thì dùng hạ sốt (các loại thuốc có paracetamol – cái này bạn mua được ở hiệu thuốc mà không cần đơn nhé), dùng khi sốt trên 38,5 độ cách nhau ít nhất 4 giờ, phối hợp thêm chườm ấm vùng nách, bẹn, lưng, cổ ….  Lưu ý rằng: kể cả dùng thuốc thì nhiệt độ cũng thường không xuống được mức bình thường. Các bạn yên tâm vì sốt là biểu hiện của cơ thể chống lại virus nên việc sốt là đương nhiên, đừng lo lắng.
  • Bù nước điện giải khi sốt cao kéo dài: ở Việt Nam thì có oresol nhưng bên này hình như không có, thay vào đó, có thể dùng loại Physiosalt có công dụng tương tự, hoặc các bạn có thể tự pha oresol theo công thức 1 thìa cafe muối + 8 thìa đường + 1 lít nước. Uống cả ngày khi có sốt, cái này bù nước điện giải khi sốt cao kéo dài.
  • Nếu đau cơ, bạn nên uống paracetamol, nó sẽ giúp đau giảm phần nào hoặc có thể cố gắng vận động nhẹ nhàng để chống lại sự mỏi cơ.
  • Súc họng miệng thường xuyên bằng nước muối hoặc nước súc miệng.
  • Ăn uống đủ chất nhất là uống nhiều C hoặc ăn trái cây nhiều C.

Nếu có các dấu hiệu nặng sau, lập tức gọi điện lên tổng đài hoặc đến viện khám ngay

  • Khó thở (nhịp thở trên 25 lần/phút với người lớn), cảm giác thở hụt hơi, không thở vào tối đa được.
  • Đau ngực cấp tính, đau nhói hoặc cảm giác như có tảng đá đè nặng lên ngực (phân biệt với đau cơ vùng ngực).
  • Ho liên tục không kiểm soát được, ho ra máu (khác với khạc đờm ra máu)
  • Sốt cao trên 40 độ
  • Các dấu hiệu đường tiêu hoá như tiêu chảy cấp…

Triệu chứng virus thường phải sau 2 tuần mới hết (có thể hơn) nên các bạn cần kiên trì, sau vài ba ngày mà không hết sốt, uống thuốc hạ sốt vào không thấy nhiệt độ trở về mức bình thường, không hết ho, vẫn đau hết mình mẩy thì cũng đừng quá lo sợ. Sau khi hết các triệu chứng bệnh vẫn phải cách ly 14 ngày tiếp tục để chắc chắn không lây bệnh cho người khác.

 

ssdh-sinh-vien-viet-nam1

Nếu các bạn đang trong tình trạng sức khoẻ bình thường

– Trong thời gian này nên hạn chế đi du lịch và tụ tập đông người, thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng dịch như được hướng dẫn, đặc biệt là rửa tay, đeo khẩu trang khi phải tới chỗ đông người hoặc tham gia các phương tiện giao thông công cộng.

– Ngoài ra nên súc họng bằng nước súc họng diệt khuẩn, đây được coi là chốt chặn cuối cùng ngăn chặn phần nào virus Corona xâm nhập vào cơ thể.

– Giờ ra ngoài đường thì chỉ là lúc đi siêu thị mua đồ ăn đồ uống thôi. Bạn nào ở lại thì cần giữ cho bản thân tinh thần thoải mái, ăn uống ngủ nghỉ điều độ, bổ sung thêm Vitamin D và C.

Các bạn du học sinh vẫn cần đảm bảo việc học tập

Các bạn sinh viên cần chủ động lên kế hoạch về việc tham gia các môn học và cân nhắc về các yêu cầu cho việc hoàn thiện chương trình mình đang theo đuổi:

– Xem xét lại toàn bộ hạn nộp bài/ dạng bài/ dạng kiểm tra của các môn đang theo học.

– Với các hình thức thi thay vì nộp bài, cần liên hệ với giáo viên trực tiếp của môn học để cập nhật các điều chỉnh về hình thức này khi các trường đã chuyển sang dạy trực tuyến.

– Hiểu về việc nếu mình ra quyết định về nước khi chưa có đầy đủ các thông tin trên, có nghĩa là mình phải chịu trách nhiệm với quyết định đó (đồng nghĩa với việc có thể gián đoạn tiến trình học).

– Chủ động liên hệ với Phòng hỗ trợ sinh viên quốc tế tại trường, hỏi về biểu mẫu cần điền, cách thức cần liên hệ để nhận được chấp thuận xin vắng mặt dài hạn.

  • Phần lớn các trường đã có biểu mẫu thông tin để nắm được mong muốn vắng mặt của bạn.
  • Trong trường hợp không có, hãy kiểm tra lại một lần nữa hòm thư của trường cấp cho bạn, trang web của trường (cả trang giới hạn truy cập nội bộ cho sinh viên). Nếu vẫn không thấy thì gửi thư điện tử cho Phòng hỗ trợ sinh viên quốc tế của trường, hỏi thủ tục, đính kèm đường dẫn chính thức về thay đổi mới này của Bộ nội vụ Anh Quốc.

Một số thông tin hữu ích bạn nên lưu lại:

1. Đại sứ quán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Anh

  • Địa chỉ: 12-14 Victoria Road, London W8 5RD
  • Điện thoại: +44-2079371912/2075652214
  • Đường dây nóng sứ quán : 07713181501

2. Hướng dẫn của chính phủ, cập nhật các ca nhiễm covid-19 tại Anh: https://www.gov.uk/guidance/coronavirus-covid-19-information-for-the-public?

3. Tìm phòng khám gần khu vực bạn sống: https://www.nhs.uk/service-search/find-a-gp?

Khánh Ngọc (SSDH)

Share.

Leave A Reply