Kỹ năng xã hội rất quan trọng nếu bạn muốn tạo một ấn tượng tốt với những người bạn gặp. Dưới đây là một số lời khuyên về những gì được coi là lịch sự hay bất lịch sự trong văn hóa của người nói tiếng Anh.
1. Please, thank you, excuse me và I’m sorry
Please (làm ơn), thank you (cảm ơn), excuse me (xin thứ lỗi) và I’m sorry (xin lỗi) là những câu được sử dụng rất nhiều trong tiếng Anh giao tiếp. Vì lịch sự có thể được coi là một yếu tố quan trọng nhất trong các mối quan hệ, nên hãy đảm bảo rằng bạn có dùng các từ trên. Đừng lo nếu bạn nghĩ là bạn dùng chúng quá nhiều, điều tệ nhất chỉ có thể là mọi người nghĩ bạn quá ngọt ngào và duyên dáng thôi.
Please (Làm ơn)
Dùng bất cứ khi nào bạn muốn người khác làm điều gì đấy cho bạn, hoặc nếu bạn muốn điều gì từ một người khác.
Ví dụ:
Can you tell me where the post office is, please?
Bạn làm ơn có thể nói cho tôi bưu điện ở đâu được không?
Can you pass me that newspaper please?
Làm ơn đưa cho tôi tờ báo đó được không?
Đừng bao giờ dùng câu có tính chất ra lệnh trừ khi bạn đang chỉ đường cho người khác. Do đó, mặc dù bạn có thể nói “Take the 130 bus to Croydon and get off at Asda supermarket” (Đi xe bus số 130 đến Croydon và xuống ở siêu thị Asda) nhưng đừng nên nói là “Pass me that newspaper” (Đưa tôi tờ báo đó).
Thank you (Cảm ơn)
Dùng khi ai đấy làm điều gì cho bạn, hoặc đưa bạn cái gì đấy.
Excuse me (Xin thứ lỗi)
Dùng khi bạn muốn yêu cầu ai đấy làm gì, hoặc khi bạn muốn đi vượt qua, đi trước ai. Trong tiếng Việt có thể dịch là “xin lỗi”, nhưng hàm ý là “xin thứ lỗi”, không phải là “xin lỗi” như khi bạn làm điều gì sai (được giải thích rõ ở phần tiếp theo).
Excuse me, can you tell me where the post office is, please?
Xin lỗi, bạn làm ơn có thể nói cho tôi biết bưu điện ở đâu được không?
Excuse me, is this the right platform for the London train?
Xin lỗi, cho hỏi đây có phải sân ga chờ chuyến tàu đến London không?
I’m sorry (Xin lỗi)
Dùng khi bạn làm phiền người khác, ví dụ như vô tình dẫm phải chân ai trên xe buýt, hoặc khi ai đó nhờ bạn làm điều gì đấy mà bạn không làm được.
I’m sorry, but I don’t understand. Is the post office on the left or the right?
Xin lỗi, nhưng tôi không nhớ lắm. Bưu điện ở bên trái hay phải vậy?
Is Mr Jones in the office?
Ông Jones có trong văn phòng không?
I’m sorry, he’s out this morning.
Tôi xin lỗi, ông ấy vừa đi sáng nay rồi.
2. Xin phép trước khi làm điều gì đấy có thể gây phiền cho người khác
Can/May I take this chair?
Tôi có thể lấy cái ghế này không?
Do you mind if I open the window?
Bạn có phiền không nếu tôi mở cửa sổ này?
Cấu trúc:
Để yêu cầu ai làm việc gì đó một cách lịch sự:
Would/Do you mind + verb-ing…?
Để hỏi xin phép một cách lịch sự:
Do you mind + if-clause (present tense)… ?
Would you mind + if-clause (past tense)… ?
3. Tránh nói những chủ đề dễ gây tranh luận với người mới quen
Một số chủ đề có thể dễ dẫn đến tranh cãi, vậy nên tốt nhất là tránh nói về những chủ đề này với người khác trừ khi bạn thân quen với họ. Những chủ đề đó gồm có chính trị, tôn giáo và vấn đề tài chính, ví dụ như bạn kiếm được bao nhiêu tiền. Nếu bạn không chắc nên nói về điều gì, hãy để người khác nói trước và bạn có thể nói tiếp câu chuyện đó với họ.
4. Giữ cuộc trò chuyện tiếp tục
Nếu ai đó hỏi bạn một câu hỏi, hãy trả lời nó. Tránh những câu trả lời cụt lủn như “có” hoặc “không” và cố gắng nói thêm vài từ trong câu trả lời. Điều này khiến người khác không cảm thấy bối rối và đó là cách bạn tỏ ra lịch sự và tôn trọng điều họ nói với bạn.
Ví dụ, nếu ai đó nói “Terrible weather, isn’t it” (Thời tiết tệ nhỉ) , đừng chỉ trả lời là “Yes”. Thay vào đó bạn có thể nói: “Yes, I wish it would stop raining” (Ừ, tôi chỉ mong trời hết mưa thôi) hoặc “Yes, it wasn’t like this last summer, was it?” (Ừ, không giống như mùa hè năm ngoái nhỉ?)
Một số lời khuyên trong giao tiếp ở văn hóa nước Anh:
- Ở Anh, xếp hàng (queue) được coi là lịch sự. Nếu bạn “jump the queue” (chen lên hàng đầu thay vì đứng sau người cuối hàng) hoặc xô đẩy người đứng trước bạn, bạn sẽ khiến bản thân mình cực kỳ bất thường!
- Đừng đứng quá sát người khác. Đứng cách ít nhất một cánh tay nếu có thể. Ở các phương tiện giao thông đông đúc điều này là không thể, nhưng mọi người hiếm khi nói chuyện với nhau trong hoàn cảnh đấy.
- Ở Mỹ, trong bàn ăn, bạn có thể yêu cầu chủ nhà cho bạn được phục vụ lần thứ hai, nhưng ở Anh bạn nhất định cần chờ đến khi được đề nghị phục vụ. Và việc ăn hết thức ăn của mình được coi là biểu hiện của phép lịch sự. Khi ăn, bạn cần ăn với tốc độ bằng với những người khác trong bàn ăn và không bao giờ được ăn trước chủ nhà (host).
- Cần nhìn vào mắt người khác (eye-contact) khi bạn nói chuyện.
Nguồn: Alouc