PHHS hãy ngừng nghĩ “Ôi, Ở Cái Tuổi Này Nó Đã Biết Gì Đâu Em” khi tìm trường cho con đi du học ( Phần 2)

0

Sẵn sàng du học – Tiếp theo phần 1 đề cập đến việc cha mẹ thay con quyết định học gì ở đâu. Phần 2, SSDH xin gửi tới các bậc phụ huynh về phần định hướng nghề nghiệp và nên để con được lên tiếng về ước mơ của mình. Hi vọng các bậc phụ huynh và các du học sinh có thể chọn lựa được nghề mình yêu thích. 

oi-o-tuoi-nay-co-biet-gi-dau

Nếu như vẫn còn có thời gian, phụ huynh nên nói chuyện về định hướng sự nghiệp với con từ “sớm” là từ khi nào? Từ lớp mấy? Có những phụ huynh, học sinh tôi gặp, đã nói chuyện với con từ trước 1 năm mà vẫn không đưa ra được quyết định, bởi vì…con nghĩ mãi cũng không biết con thích sau này làm gì? và cũng mơ hồ về khả năng của mình. Tôi đã từng được tham gia một khóa đào tạo ngắn hạn về định hướng nghề nghiệp cho học sinh, khóa học dựa trên những phương pháp và nghiên cứu của Mỹ, Nhật, kết hợp với những trải nghiệm của cá nhân trong cuộc sống và công việc thì tôi xin phép tổng hợp lại các bước nên tiến hành như sau:

  • Định hướng sự nghiệp: Định hướng sở thích, đam mê, những công việc làm mình cảm thấy hạnh phúc. Việc định hướng này, có thể bắt đầu từ lúc trẻ 4,5 tuổi hoặc khi vào lớp 1. Đơn giản là vu vơ hỏi con, sau này con thích làm nghề gì? Con mê trò chơi Lego thế, sau này con có thích chế tạo ô tô không? ….. Sau này con có ước mơ làm gì? Thành người như thế nào?… Có thể có ai đó sẽ nói: “ôi, nó bé nó biết cái gì đâu, mà giờ nó có nói thích cái gì, sau này chắc lại thay đổi cả 10 lần nữa cơ mà”. Vâng, không sao ạ, theo tôi, dù các bé có thay đổi ước mơ 100 lần cũng không sao. Điều quan trọng là bé có ước mơ là được.

Tôi nhớ đọc ở đâu đó về giáo dục Nhật Bản, trẻ con tiểu học ở Nhật, đi học không sợ sẽ bị xấu hổ vì học dốt, mà chỉ xấu hổ khi không có ước mơ, khi có ai đó hỏi “ước mơ của cậu là gì” – và trả lời “tớ không biết” – đó mới là điều xấu hổ nhất. Mẹ tôi làm giáo viên tiểu học, mẹ tôi đã chứng kiến bao nhiêu thế hệ học sinh, có những bạn tiểu học học rất giỏi, nhưng càng lớn học càng dốt dần, có những bạn thậm chí học tới cấp 3 vẫn giỏi, thi đại học điểm cao, vào trường “top” lúc bây giờ, thế mà khi vào đại học, 1,2 năm lại bị đuổi học vì mải chơi điện tử, bị trượt quá nhiều môn. Vấn đề ở chỗ, các bạn đó chỉ biết đi học để học giỏi, và để đỗ vào đại học thôi, và các bạn ấy không có ước mơ ra trường sẽ làm gì..như thế nào? Còn có những bạn, lớp 10, 11 vẫn học dốt thuộc dòng các biệt…

chon nghe 2

Tôi có 1 cậu em cùng trường đại học, học rất chăm chỉ, lễ phép, suốt ngày đi đăng ký làm nghiên cứu khoa học với các thầy cô thổ lộ rằng: chị ơi, hồi học lớp 11, trong cặp em lúc nào cũng có cái gậy con dao, ai gọi là em đi đánh nhau ở đâu là em đi, học thì lúc nào cũng dốt gần nhất lớp, bạn bè em hồi đó, đứa thì nghiện, đứa thì đi tù hết rồi. Tự dưng lớp 12 em tỉnh ngộ, em học, lúc em đi thi đại học, cả nhà còn can, đi thi làm gì cho phí công…Học xong đại học, cậu ấy đi du học cậu rồi giờ đã định cư và khá thành công ở nước ngoài rồi…Mỗi ước mơ ở từng giai đoạn của con người, nó có thể viển vông, phi thực tế với những người xung quanh, nhưng đối với bản thân con người đó, ước mơ, giúp cho họ có 1 thái độ sống lành mạnh và tốt, giúp họ đi đúng đường đúng hướng. Đến khi, họ nhận thấy ước mơ đó đúng là “viển vông” hoặc không thể thành sự thật, họ lại tìm tới 1 ước mơ khác, và càng nhiều lần thay đổi như thế, họ sẽ đến gần với ước mơ sát thực nhất, giúp họ có thể thành công và hạnh phúc.

  • Trải nghiệm với những nhóm nghề nghiệp đã chọn: Những định hướng ban đầu, có thể đúng hoặc sai. Chỉ có khi bạn bắt tay làm công việc đó thực sự, bạn mới có câu trả lời rõ là bạn có thích hợp hay không? Thích hợp ở đây, được hiểu là công việc đó có đúng như những gì bạn tưởng tượng không, và có thích hợp với khả năng của bạn không (như tôi đã đề cập ở trên). Vậy cha mẹ có thể giúp con cái như thế nào trong việc này? Tôi đã tham khảo ý kiến của chuyên gia giáo dục Nhật Bản Nguyễn Thị Thu vấn đề làm thế nào để giúp con trẻ được trải nghiệm, và được tư vấn rằng: “Nếu con còn nhỏ, hãy dành thời gian bên cạnh con và cùng con trải nghiệm. Trải nghiệm này với con khi còn nhỏ, không cần phải là mang con tới các lớp học đắt tiền về nghề nghiệp, hoặc phải đưa con tới nới công sở để con trải nghiệm thực tiễn với nghề nghiệp. Mà chính là những trải nghiệm từ sinh hoạt hằng ngày trong gia đình, hoạt động đi chơi trong công viên, giã ngoại”. Bố mẹ tinh ý quan sát con, trò chuyện, và đưa ra câu hỏi. Còn khi lớn rồi, ví dụ như lớp 10,11, bố mẹ có thể cho con trải nghiệm thực tế với các nghề nghiệp đó, bằng cách quan sát, hoặc gặp gỡ những người trong ngành nghề, hoặc thậm chí thử làm, thử học…
  • Quyết định lựa chọn: Có thể công việc của bạn đang là xu thế của thị trường lao động, nơi bạn muốn sinh sống sau này; nhưng cũng có thể là không. Quyết định chọn ngành nghề khi đi du học càng khó hơn. Vù khi đi du học, tiền bố mẹ đầu tư cho con đi du học mỗi năm đâu có nhỏ, không phải nhà nào cũng có ngân sách xông xênh để nói rằng: “nó học 1 năm không hợp, thì đổi sang ngành khác học”, đó là điều hầu hết các bố mẹ đều không mong muốn. Tôi biết có những bạn ở nhà học rất giỏi, nhưng khi đi du học mới thấy không hợp, và rồi dần dần thấy “không thể học được”, rồi thi trượt nhiều môn, không ra được trường, học hành lỡ dở…Vậy nên như thế nào nếu như ngành bạn định học không phải là ra trường có “tiềm năng xin việc” ? Theo đuổi đam mê, sở trường hay theo nhu cầu của thị trường? Lời khuyên của tôi là: Hãy xác định rõ “mục tiêu đi du học” của bạn là gì và sau đó lên “kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu đó”? Là định cư ở nước ngoài và làm nghề gì cũng được? Hay mục tiêu là được học tập ở nước ngoài và trở thành 1 người giỏi trong lĩnh vực của bạn, và bạn sẽ cố gắng làm tốt nhất có thể, nơi làm việc của bạn là Việt Nam hay đất nước nào không quan trọng?

chon nghe

Vâng, “lên kế hoạch, nghiêm túc và kiên trì thực hiện kế hoạch đã đề ra”, là điều cuối cùng và quan trọng nhất tôi muốn gửi gắm tới các bậc phụ huynh và học sinh !!! Đi du học, không phải cứ phải định cư được ở nước ngoài mới là tốt, mà cũng không phải là về Việt Nam mới là tốt. Tôi có người bạn, đi du học xong, định cư ở lại nước ngoài luôn, trong khi bố mẹ bắt về không chịu về. Lại có những người bạn, đi du học xong, có cơ hội ở lại định cư, họ lại không chịu ở lại, và về Việt Nam – mặc dù bố mẹ họ rất mong họ ở lại. Cái tôi nhận thấy, là mỗi người có một quan điểm sống khác nhau, quan điểm hạnh phúc và thành công của người này không thể áp dụng được với người khác, và không ai sống thay cuộc sống của người khác được. , là điều cuối cùng và quan trọng nhất tôi muốn gửi gắm tới các bậc phụ huynh và học sinh !!! Đi du học, không phải cứ phải định cư được ở nước ngoài mới là tốt, mà cũng không phải là về Việt Nam mới là tốt. Tôi có người bạn, đi du học xong, định cư ở lại nước ngoài luôn, trong khi bố mẹ bắt về không chịu về. Lại có những người bạn, đi du học xong, có cơ hội ở lại định cư, họ lại không chịu ở lại, và về Việt Nam – mặc dù bố mẹ họ rất mong họ ở lại. Cái tôi nhận thấy, là mỗi người có một quan điểm sống khác nhau, quan điểm hạnh phúc và thành công của người này không thể áp dụng được với người khác, và không ai sống thay cuộc sống của người khác được. Nên, nếu có thể, xin các bậc phụ huynh, hãy trao cho con được quyền tự quyết định và tự chịu trách nhiệm bằng cách: Nghiêm túc trao đổi với con về định hướng tương lai, để con tự xác định rõ mục tiêu đi du học, tự lên kế hoạch và nghiêm túc kiên trì thực hiện kế hoạch đã đề ra.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết làm như thế nào để chọn được ngành phù hợp?

SSDH team

Share.

Leave A Reply