PTE: Học tủ thế nào cho hiệu quả?

0

Sẵn sàng du học – Chúng ta đều biết rằng bài thi PTE có 1 ưu điểm nổi trội hơn so với các bài thi khác. Tuy nhiên, không phải việc “lấy cần cù, bù kĩ năng” này lúc nào cũng phù hợp cho tất cả mọi người.

Việc học tập kiểu “cần cù bù kĩ năng” khiến có người khóc dở với việc học này nhưng có người lại một cách nhẹ nhàng giải quyết. Vậy phương pháp học là như thế nào? SSDH mời các bạn tham khảo:

studying-english.jpg

1. Write From Dictation:

  • Bước 1: Bạn phải có “Bộ Tủ Chuẩn” – Bộ tủ chuẩn chỉ tầm 150~250 câu thôi. Nên nếu bạn đang xài bộ tủ nào tầm 400 câu trở lên là coi chừng nhầm tủ “rởm” rồi.
  • Bước 2: Các bạn nghe từng câu, sau đó download Audio câu đó về + Đánh câu đó vào File Excel/Word. Làm như thế này không những giúp các bạn giải quyết nhớ lâu hơn (vì tay chép, tai nghe, miệng đọc) mà còn giúp cho các bạn trong bước tiếp theo.
  • Bước 3: Trong File Excel/Word, các bạn chia các bài ấy ra thành từng nhóm “Câu Dễ/ Trung Bình/Khó”. Chúng ta sẽ học từ câu “Dễ” trước, rồi chuyển sang câu “Trung Bình” và câu “Khó” chúng ta học sau cùng. Với câu dễ một ngày bạn có thể học từ 10~20 câu, nhưng câu khó có khi chỉ kham nổi từ 5~7 câu/ngày.
  • Bươc 4: Chúng ta tải File Audio vào trong điện thoại (Tip: nên đánh số các câu theo mức độ từ dễ -> khó) và nghe mỗi ngày sau khi học xong. Bật tai nghe lên nghe bất cứ lúc nào có thể, đặc biệt là những khi không cần ngồi vào máy tính (dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, xếp quần áo, …) để cho tai quen dần với các từ này.
  • Bước 5: Sau khi học qua được 1 tua, tự kiểm tra bản thân. Kiểm tra câu dễ -> kiểm tra câu khó. Câu khó mà thuộc được là xem như ổn rồi. Câu nào vẫn chưa làm được đánh dấu lại. Kiểm tra một lần nữa đến khi nào không còn câu nào làm sai nữa.

*TIPS: Trong lúc học các câu, nếu có từ khó, tạm thời bỏ qua từ đó trước (hoặc thay thế (replace) với từ something) , để học cho dễ nhớ đã rồi thêm vào sau.

Ví dụ: Many chronic diseases have been eradicated.

-> Chỉ cần nhớ “ Many chronic have been something”.

2. Lặp lại câu (Repeat Sentence)

  • Bước 1: Các bạn phải xác định rõ rằng RS chúng ta tập trung nhiều kĩ năng hơn là tủ, đặc biệt là phát âm (Pronunciation). Vì đi thi có dính tủ mà Pronunciation quá tệ thì điểm nội dung (content) vẫn không lấy được. Hơn nữa, phải xác định rõ mục tiêu (target) của chúng ta cần đọc được bao nhiêu % của câu (10% / 50% / 90% / 100%) để không bị áp lực. Và đừng quên, trong bài thi sẽ luôn có câu dễ và câu khó.
  • Bước 2: Tủ phần này sẽ nhiều hơn Viết chính tả (Dictation), nên chúng ta cần phải luyện tập theo chiến lược khác mang tên “Cọ Xát”. Chính xác là vậy, phần này càng nghe được nhiều câu với nhiều loại từ vựng khác nhau thì khả năng đi thi lấy điểm cao càng lớn. Lí do là vì thường thì các câu hỏi sẽ bị xoay vòng hoặc chỉnh sửa, nhưng các từ mà họ sử dụng sẽ tương đối thuộc cùng một phạm trù.
  • Bước 3: Chúng ta sẽ nghe tủ, chúng ta không cần ghi lại, nhưng chúng ta cần đánh dấu câu nào khó hoặc chúng ta không thể nghe được hơn ½. Save những câu này lại. Mỗi ngày nghe ít nhất từ 20~50 câu. Ráng lặp lại càng nhiều càng tốt, câu nào nghe được thì bỏ qua, câu nào nghe không được thì lưu lại.
  • Bươc 4: Ngày hôm sau nghe lại những câu khó ngày hôm trước + nghe thêm các câu mới, miễn là tổng số câu mỗi ngày từ 20~50 câu/ngày.
  • Bước 5: Luyện tập như thế liên tục trong 4 tuần. Sau đó, tự kiểm tra bản thân. Tương tự như Dictation, câu nào vẫn chưa làm được đánh dấu lại. Kiểm tra một lần nữa đến khi nào không còn câu nào làm sai nữa.

Trên đây là cách làm của rất nhiều học sinh đã giải quyết bộ đề trong 2-4 tuần. Các bạn chỉ cần hai thứ TRÁCH NHIỆM (Responsibility) + CAM KẾT (Commitment), không có thử thách nào là không vượt qua được. Đây là lời khuyên của thầy Peter Phạm –  PTE Magic tại Úc.

SSDH Team

Share.

Leave A Reply