Sẵn sàng du học – Trong những năm gần đây, Đông Nam Á đã chứng kiến sự gia tăng nhu cầu về lực lượng lao động lành nghề trong các ngành công nghiệp mới nổi và phụ thuộc vào công nghệ. Thật không may nguồn cung nhân lực lại đang thiếu hụt do dân số già và sự dịch chuyển di cư ồ ạt.
Để đạt được sự cân bằng trong dân số làm việc, Đông Nam Á cần phải thu hút sáu triệu công nhân. Đến năm 2030, Thái Lan sẽ rất cần người lao động trong độ tuổi từ 15 đến 64 và điều tương tự cũng xảy ra với các nước láng giềng như Singapore, Malaysia và Việt Nam. Tuy nhiên, gần 50% các nhà tuyển dụng châu Á cho biết việc tuyển dụng trở nên khó khăn trong bối cảnh thiếu hụt nhân tài toàn cầu cao nhất kể từ năm 2007.
Vấn đề cấu trúc
Trong khi có nhu cầu cao về nhân lực có kỹ năng, sinh viên tốt nghiệp trong khu vực thường không thể đo lường được, dẫn đến thất nghiệp của thanh niên.
Ở Đông Nam Á năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên thấp nhất thuộc về Singapore là 4,6%, tiếp theo là Thái Lan 5,9%, Việt Nam 7%, Philippines 7,9%, Malaysia 10,8% và Indonesia 15,6%. Cụ thể tại Malaysia, chính trị gia địa phương Yeoh Bee Yin lưu ý rằng tỷ lệ thất nghiệp thanh niên của đất nước (hơn 93%) cao hơn tới ba lần so với tỷ lệ thất nghiệp quốc gia (3,17% trong năm 2017).
Đó chính là sự không phù hợp giữa cung và cầu của lực lượng lao động.Nhiều người trẻ tuổi, ngay cả khi có bằng đại học, cũng không thể kiếm đủ tiền để trang trải chi phí sinh hoạt ngày càng tăng.Trong số hàng ngàn công việc có sẵn trong nước, chỉ có 23,5% là những vị trí có tay nghề cao phù hợp với sinh viên tốt nghiệp đại học.
Các ngành công nghiệp đang phát triển
Với tổng GDP là 2,4 nghìn tỷ đô la Mỹ, nền kinh tế Đông Nam Á được xếp hạng lớn thứ bảy trên thế giới và dự đoán sẽ vươn lên thứ tư vào năm 2050. Mặc dù vậy, sự tiến bộ bị cản trở bởi thiếu hụt kỹ năng, đặc biệt là trong công nghệ.
Ngành Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những ngành cao nhất trong danh sách các kỹ năng đang khan hiếm. Các ứng cử viên có kỹ năng thích hợp chẳng hạn như kiến trúc sư đám mây, chuyên gia an ninh mạng, chuyên gia phân tích và khai thác dữ liệu, không chỉ được các công ty CNTT mà cả các công ty truyền thống tìm kiếm. Nền kinh tế kỹ thuật số và sự tăng trưởng của bán lẻ trực tuyến cũng đã thúc đẩy nhu cầu vềchuyên gia bán hàng và tiếp thịthương mại điện tử.
Khả năng phán đoán
Bộ trưởng Nhân sự Malaysia, ông M. Kula Segaran tuyên bố rằng tỷ lệ thất nghiệp thanh niên của đất nước tương tự các nền kinh tế tiên tiến như Na Uy (10,1%) hoặc Úc (13,5%). Thực tế là do bộ phận này đang trong giai đoạn chuyển tiếp (nhảy việc) nhằm tìm kiếm cơ hội việc làm tốt và phù hợp hơn.
Chính phủ Malaysia đã và đang thực hiện một sáng kiến cung cấp việc làm thông qua www.jobsmalaysia.gov.my nhắm vào các sinh viên mới tốt nghiệp.Trong sáu tháng đầu năm 2018, 95.387 người đã được hỗ trợ tìm việc. Bộ cũng thành lập trung tâm một cửa liên quan đến các cơ quan chính phủ như JobsMalaysia, Tổ chức An sinh Xã hội (Socso) và Quỹ Phát triển Nguồn nhân lực (HRDF) để cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp cho tìm kiếm và đào tạo.Năm ngoái, tổng cộng có 1.694 học viên đã được tuyển dụng thành công thông qua chương trình “Nâng cao sinh viên tốt nghiệp”. Việc mở rộng các chương trình học nghề và đào tạo công nghiệp giúp đào tạo kỹ năng mềm cho thanh thiếu niên và tăng khả năng sử dụng lao động.
Ở nước láng giềng Indonesia, dân số trong độ tuổi lao động cũng như tổng dân số đang tăng nhanh, đòi hỏi nhu cầu việc làm tương ứng. Để tạo thêm việc làm, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã thúc giục chính phủ ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy đầu tư tư nhân và tạo ra sự tăng trưởng. Ngoài ra, IMF đề nghị giảm các rào cản kiểm soát và nhập cảnh, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng và giao thông, cũng như xem xét các hạn chế thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài để tăng sức cạnh tranh.
Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục cộng đồng cũng cần tăng cường, có nghĩa là chi tiêu hiệu quả hơn bằng cách tăng cường liên kết giữa bồi thường và hiệu suất trong ngành giáo dục.
Người dịch: Bảo Dung (SSDH)