SSDH – Bất kì khi nào, tầm quan trọng của việc làm thực tập trong quá trình học đại học, để tiếp thu kĩ năng và kinh nghiệm lao động sớm, giúp sinh viên tìm việc dễ dàng hơn khi gần hoặc sau tốt nghiệp.
Xem tại đây bản tiếng anh https://bit.ly/39X0Uv6
Từ đồ thị đính kèm, độc giả có thể thấy “đ𝐚̃ 𝐭𝐮̛̀𝐧𝐠 𝐥𝐚̀𝐦 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐭𝐚̣̂𝐩 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐲” đó là yếu tố hàng đầu, theo sau là “đ𝐚̃ 𝐭𝐮̛̀𝐧𝐠 𝐥𝐚̀𝐦 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐭𝐚̣̂𝐩 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐥𝐢̃𝐧𝐡 𝐯𝐮̛̣𝐜 𝐜𝐮̉𝐚 𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐲” đó, và tiếp theo là ngành học của sinh viên. Yếu tố “𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠” của sinh viên gần như đứng bét, chỉ quan trọng hơn một chút so với “𝐭𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚̣𝐨 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐧𝐠𝐨𝐚̣𝐢 𝐧𝐠𝐮̛̃” và “đ𝐚̃ 𝐭𝐮̛̀𝐧𝐠 𝐬𝐭𝐮𝐝𝐲 𝐚𝐛𝐫𝐨𝐚𝐝” (“study abroad” ở đây là đến học ở một quốc gia khác một vài học kì như Pháp, Anh, Úc, Mễ). Điều này có nghĩa nhà tuyển dụng gần như không quan trọng hóa trường bạn xếp hạng bao nhiêu trên US News, hay danh tiếng đến mấy.
Thực sự, từ kinh nghiệm tìm việc của bản thân, Khương nhận thấy chẳng công ty nào quan tâm việc Khương từng học ở Notre Dame hay biết cụ thể Notre Dame đứng top 20 trên US News gì cả. Trong quá trình phỏng vấn, họ tập trung vào kinh nghiệm lao động trong quá khứ của Khương, cũng như kiến thức chuyên môn, gần như không đả động gì đến trường từng học. Thực sự, về lâu dài, trường bạn từng học gần như không tạo ảnh hưởng gì đến lương (Dale & Krueger 2002; một chủ đề cho bài viết sau) và thăng tiến sự nghiệp (cũng dành cho một bài viết sau). Một đồng nghiệp mà Khương rất tôn trọng và giữ vị trí cao ở công ty từng tốt nghiệp từ một trường làng, không xịn xò, chảnh chó như Notre Dame.
Nói như vậy rồi thì dĩ nhiên ở Mỹ vẫn có một số ngoại lệ, cụ thể hơn trong lĩnh vực management consulting (tư vấn chiến lược kinh doanh) và investment banking (ngân hàng đầu tư, khác với commercial banking là ngân hàng thương mại như Techcombank nhé). Một số ít công ty trong hai lĩnh vực này như McKinsey, BCG, Goldman Sachs, Blackrock vẫn duy trì phong tục tập trung tuyển mộ từ các trường Ivy League và top 20. Ví dụ, cứ vào mùa thu hàng năm, họ gửi hàng chục nhà tuyển dụng đến các Harvard, UPenn, MIT để tuyển sinh viên năm cuối cho mùa hè năm sau. Tư tưởng cổ hũ chỉ trọng sinh viên đến từ trường sang chảnh bắt nguồn từ gần 100 năm trước, và vẫn tồn tại đến bây giờ.
Nhưng dĩ nhiên 𝐦𝐚𝐧𝐚𝐠𝐞𝐦𝐞𝐧𝐭 𝐜𝐨𝐧𝐬𝐮𝐥𝐭𝐢𝐧𝐠 và 𝐢𝐧𝐯𝐞𝐬𝐭𝐦𝐞𝐧𝐭 𝐛𝐚𝐧𝐤𝐢𝐧𝐠 chỉ là hai trong số hàng ngàn lĩnh vực ở Mỹ; McKinsey và Goldman Sachs chỉ là hai công ty trong số hàng triệu công ty ở Mỹ.
Không có lý do gì các em 17, 18, 19 tuổi phải đến học các trường Ivy League cho bằng được chỉ để có thể làm việc cho các McKinseys và Goldman Sachs, vì các em có cực kì nhiều lựa chọn ngành nghề khi tốt nghiệp từ một đại học Mỹ.
Ví dụ, các công ty công nghệ, cụ thể hơn các FAANG (Facebook, Amazon, Apple, Netflix, Google) gần như không có cái bệnh ưu tiên sinh viên trường sang chảnh khi tuyển dụng như các công ty trên. Khương quen không biết bao nhiêu sinh viên Việt Nam từ các Dickinson, Depauw, Wooster, Miami U, tức những trường không danh giá, đến làm việc cho các FAANG sau khi tốt nghiệp. Các bạn thành công nhờ vào việc chịu khó tìm thực tập xuyên suốt bốn năm học đại học, chứ không phải danh tiếng trường.
Vầy thì tại sao phụ huynh học sinh VN vẫn giữ tư tưởng phải học trường top 30 hay top 50 gì đấy để có thể thành công trên đất Mỹ? Một phần vì nhiều người nghĩ trường xếp hạng cao thì tốt, nhưng điều ấy không đúng vì phương pháp xếp hạng của US News ưu tiên những yếu tố chẳng liên quan gì đến chất lượng trường.
SSDH (tác giả Khương Nguyễn)