SSDH – Dù bạn có đi xin thực tập, part-time hay full time job thì vẫn phải trải qua các giai đoạn khác nhau từ viết resume, tìm kiếm việc, và phỏng vấn.
Bài viết này mình sẽ chia sẻ 1 vài tip do tác giả Bi Le – hiện đang sinh sống tại Canada đã từng trải qua và chia sẻ lại, hi vọng giúp trải nghiệm xin việc của các bạn hoàn hảo hơn.
- Phần mở đầu Resume, hãy dùng nó để tóm tắt về kinh nghiệm làm việc của bạn, những giá trị mà bạn sẽ mang lại cho công ty. Đừng giới thiệu kiểu tôi là chăm chỉ, nhiệt tình, không hay đâu
- Bỏ số liệu cụ thể và rõ ràng vào Resume, giống như bạn đã giúp công ty bán được 500 sản phẩm, tiếp được 1000 khách, điều này giúp người tuyển dụng hiểu rõ bạn giá trị như thế nào.
- Đừng viết Resume quá dài, ngắn gọn đầy đủ, vì con người chúng ta hay thích đánh giá cuốn sách qua trang bìa, vì vậy hãy làm trang bìa cho thật đẹp.
- Quá trình xin việc gồm 2 giai đoạn: Nộp Resume + phỏng vấn. Bạn phải hiểu rõ mục đích và hành động của mỗi giai đoạn này. Giai đoạn nộp Resume là để tìm phỏng vấn, đây là giai đoạn các bạn phải thể hiện bản thân, chứ không phải khiêm tốn, hãy “Nổ” nhiều vào, nhồi số liệu vào, thể hiện bạn là the best of the best (tốt nhất trong những thứ tốt nhất), khi mà được gọi là bạn đã thành công 50% rồi. Lúc đi phỏng vấn đây là lúc các bạn thể hiện các skills của mình, thuyết phục và làm họ tin tưởng bạn sẽ làm tốt công việc.
- Mình luôn HỌC THUỘC các câu trả lời phỏng vấn cơ bản cơ bản, những câu khó hơn thì sẽ tùy cơ ứng biến. Các bạn cứ nghĩ đi, giữa việc trả lời thuộc lòng, không tự nhiên và việc trả lời ấp úng thiếu luôn tự nhiên thì bạn chọn cái nào?
- Trong lúc phỏng vấn, nếu có câu hỏi nào bí không trả lời được, thì cứ thành thật là bạn không biết, xin phép được tìm hiểu về câu hỏi và sẽ trả lời qua email sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn. Mình đảm bảo các bạn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng đó.
- Nếu bạn chưa có PR (giấy phép cư trú), mà người ta lại hỏi về chuyện giấy tờ của bạn (vụ này gặp nhiều), bạn cứ trả lời tự tin là đang chuẩn bị nộp PR, kế hoạch của bạn là như thế này, trong vòng 1 năm tới thì bạn sẽ có PR. Nhiều khi người phỏng vấn của bạn sẽ không rõ các vấn đề PR hay visa, chỉ cần họ nghe câu trả lời hợp lý là được.
Xem thêm
- Canada: Chia sẻ kinh nghiệm kiếm việc làm ngay sau khi tốt nghiệp giữa mùa dịch Covid-19
- Bí kíp kiếm việc tại Canada dành cho du học sinh
Chúc các bạn sinh viên có kì nhập học tới thật hoành tráng, và tìm được những công việc yêu thích nhé.
SSDH Team