Úc: Du học sinh đi làm mùa vụ, bán thời gian, toàn thời gian có quyền lợi như thế nào?

0

Sẵn sàng du hoc – Khi đi du học Úc, ai trong số các bạn cũng có thể từng đi làm  thêm, có đôi lúc làm mùa vụ, bán thời gian hoặc toàn thời gian. Khi đi làm bạn phải biết mình là employee hay independent contractor để xác định được quyền lợi mình được hưởng khi đi làm. 

quyen loi lam viec tai uc cho du hoc sinh

Emloyee – người lao động làm việc cho doanh nghiệp. Independent contractor – người lao động làm việc cho doanh nghiệp nhưng kí hợp đồng độc lập theo hình thức hành nghề tự do. Trước hết, chúng ta hãy bắt đầu với “employee”,  theo luật lao động ở Úc, có bao nhiêu loại employee. Câu trả lời là 2 bao gồm part time và full-time employee.

Part- time (bán thời gian): thì tổng số thời gian làm dưới 38 tiếng và có hợp đồng thỏa thuận đàng hoàng và nghỉ bệnh vẫn có lương. Đồng thời, người làm bán thời gian vẫn có quyền lợi được nghỉ phép trong năm như toàn thời gian. Khi chủ chấm dứt hợp đồng thì chủ phải thông báo bằng văn bản giống như Việt Nam mình. có quyết định chấm dứt hợp đồng. Nếu là phụ nữ thì vẫn có chế độ nghỉ thai sản

Full time (toàn thời gian) : cũng hưởng chế độ như bán thời gian nhưng thời gian bạn làm sẽ hơn 38 tiếng.

Đã là nhân viên thì dù có làm bán thời gian hay toàn thời gian chế độ đều khá giống nhau :

  • 4 tuần nghỉ phép trong năm
  • Được trả lương nếu không đi làm trong ngày lễ
  • Được 10 ngày nghỉ ốm trong năm ( được trả lương dù nghỉ)
  • Được nhận superannuation (quỹ lương bổng) và có bảo hiểm đầy đủ
  • Khi bị tai nạn lao động bạn sẽ có quyền lợi được nhận bồi thường từ chủ tùy theo mức độ thiệt hại.

Casual (làm mùa vụ) : thời gian làm việc không cố định như part time và full time và tất nhiên không có chế độ gì cả. Vì vậy nếu đã làm casual thì hãy nhớ bảo vệ sức khỏe và đừng đánh đổi sức khỏe cho những công việc nhiều nguy hiểm vì khi bạn bị gì chủ sẽ không chịu trách nhiệm gì cả.

Câu hỏi tiếp theo mà khi bạn đi làm thì đó là cần phải biết khi đi nộp đơn xin việc hay kể cả làm thêm và nhận việc thì chủ kí với mình hợp đồng thì mình sẽ là employee hay independent contractor. Có nhiều người không hoặc lúc kí thỏa thuận với chủ họ cũng không hiểu hết điều khoản hợp đồng nữa. Để rồi cuối cùng khi tai nạn lao động xảy ra họ gánh hết trách nhiệm. Vậy làm thế nào để phân biệt giữa independent contractor. Trong quá khứ người ta hay dùng control test tức là xác định mức độ chủ kiểm soát công việc của người đi làm thuê là nhiều hay ít. Tuy nhiên, hiện nay cách phổ thông nhất là multi factor test- nghĩa là xác định dựa trên nhiều yếu tố. Tuy nhiên, những điều cốt lõi nhất mà chúng ta cần phải biết đó là:

Employee: quan trọng nhất không phải chịu mọi chi phí phí tổn nếu xảy ra những thiệt hại. Chủ sẽ là người chịu trách nhiệm.

  • Lương nhận bởi chủ đã có khấu trừ thuế.
  • Sẽ nhận được superannuation từ quỹ của doanh nghiệp của chủ
  • Lương trả theo từng kỳ ( Ví dụ giờ, tuần tháng ).
  • Hầu hết đều chịu sự giám sát chỉ đạo và quản lý của manager hoặc chủ
  • Thời gian làm việc cố định quy định bởi chủ theo như thỏa thuận bằng lời hoặc bằng văn bản kí kết
  • Khi đi làm sẽ được chủ phát đồng phục và 1 số công việc sẽ được chủ hỗ trợ cho dụng cụ làm việc.

Independent contractor: là người có số ABN được coi như 1 người hành nghề tự do. Vì vậy nếu chủ bắt bạn đăng ký ABN (mã số doanh nghiệp) thì hãy hiểu ngầm đây là cách để chủ đưa hết phí tổn cho mình chịu nếu thiệt hại xảy ra.

  • Khi đi làm cho họ sẽ không ai quản lý giám sát bạn. Bạn toàn quyền thực hiện công việc của mình. Tuy nhiên, sai đúng bạn chịu
  • Bạn tự trả thuế thu nhập và GST (thuế) đến sở thuế cho mỗi lần làm việc
  • Không có ai cấp đồng phục dụng cụ cho bạn cả mà bạn tự sắm lấy
  • Điều quan trọng nhất khi bạn bị đau ốm tai nạn trong lúc làm việc bạn phải tự chi trả bảo hiểm và những phí tổn. Chủ không chi trả gì cả.
  • Cuối cùng điều quan trọng nhất là “Sham contracting”. Nghĩa là sau 1 thời gian làm việc, chủ bao giờ cũng muốn kí 1 hợp đồng hay điều khoản mới mà nó sẽ khiến bạn trở thành independent contractor. Khi bạn kí cái này, các phí tổn về bạn nếu bạn gặp thiệt hại bạn sẽ là người chịu trách nhiệm. Bạn hãy tỉnh táo để xem xét nhé.

quyen loi lam viec tai uc cho du hoc sinh 2

Chu ý :Theo Fair Work Ombudsman, sau khi đậu phỏng vấn, đôi lúc bạn thử việc hoặc làm thử sẽ không nhận lương hoặc chủ phải trả lương nhưng là mức thấp nhất. Bạn thử việc có lương hay không tùy vào thời gian bạn thử việc. Sau 1 ca làm thì đến hôm sau chủ phải trả công. Nếu không điều đó có thể là phạm pháp. Đừng bao giờ làm không công trong 3 ngày và nếu sau 1 ca mà chủ không nhận hay muốn thử việc thêm mà không trả công thì nghỉ.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của Johny Tung Nguyen – hiện đang sinh sống làm việc tại Úc. Hi vọng sẽ có ích cho các bạn để hiểu được quyền lợi mình được hưởng khi đi làm. Dưới đây là nguồn mình tham khảo:

SSDH Team

Share.

Leave A Reply