Chủ nghĩa nhân văn trong công cuộc giáo dục quốc tế

0

Sẵn sàng du học – Câu trả lời cho vấn đề của những người tị nạn và dân di cư hiện đang trở thành một chủ đề gây tranh cãi cho các quốc gia trên toàn thế giới. Vị trí và tiềm năng của các du học sinh và sự giao nhau giữa họ và giáo dục là một chủ đề quan trọng trong xu thế hiện tại.

sinh-vien-quoc-te

Ngay cả khi các trường đại học và cao đẳng nhận thức được về những ảnh hưởng tích cực mà du học sinh mang lại – bao gồm tính đa dạng và sự đổi mới – họ cũng vật lộn với rất nhiều những câu hỏi khó về nỗ lực hợp tác để tạo ra và tiến hành những nỗ lực để cân bằng những tranh cãi tiêu cực của công chúng.

Khi Jane Knight và Hans de Wi bắt đầu công việc vào cuối những năm 1900 và 2000, đã đưa ra các nhân tố cơ bản hợp tác quốc tế hoá bao gồm giáo dục, chính trị, kinh tế và văn hoá xã hội. Và ngày nay chúng ta cần thêm vào một nhân tố thứ 5: chủ nghĩa nhân văn.

Nếu chúng ta thực sự chú ý đến tình trạng khủng hoảng nhân đạo toàn cầu hiện nay thì các nhà giáo dục cũng phải được chuẩn bị để tiến hành sự đổi mới trong nhân đạo.

Người tị nạn và những du học sinh gặp khó khăn đang tiếp xúc với nền giáo dục quốc tế bằng nhiều phương thức khác nhau hơn là những người bị bắt buộc phải học tập tại nước ngoài. Vì vậy nên họ có những động lực vô cùng rõ ràng và trải nghiệm những kết quả khác nhau.

Những học sinh này khác với những du học sinh truyền thống và những học sinh quốc tế, họ là những người mà chúng ta đã hiểu rõ nhưng đồng thời cũng là những người đại diện cho một dân số nhỏ hơn, ưu tú hơn trên toàn cầu.

Di cư là một vấn đề toàn cầu

Thế giới đang trải qua một cuộc di cư lớn chưa từng thấy với 68.5 triệu người di cư bao gồm 25.4 triệu dân tị nạn, một con số kỉ lục được ghi lại bởi Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ II (UNHCR 2018).

Tỉ lệ dân di cư tăng được gây ra bởi những xung đột tại Syria và những vùng lãnh thổ thuộc khu vực Trung Đông và Bắc Phi, nơi mà Nội chiến Syria tiếp tục đẩy những người dân tị nạn sang các nước láng giềng đã quá tải dân di cư như Iraq, Jorrdan, Lebanon và Thổ Nhĩ Kỳ.

Vấn đề được phát hiện ở những người dân tị nạn rải rác khắp châu Á từ Afghanistan cho đến Iran và Pakistan, tộc người Rohingya rời khỏi Myanmar và người tị nạn từ Bhutan sang Nepal.

Sự mất ổn định cũng được phát hiện ở vùng châu Phi hạ Sahara – nơi các cuộc xung đột kéo dài xảy ra ở Burundi. Cộng hoà Trung Phi, Congo, Nam Sundan và Yeman chiếm ¼  tỉ lệ dân tị nạn của thế giới. Tại khu vực Mĩ Latinh, bạo lực các băng đảng, cuộc chiến ma tuý và chế độ cai trị độc đoán tại một vài đất nước đã khiến cho người dân phải di cư về phía Bắc.

Nếu chúng ta học theo chính sách quản lí hiện tại của Mĩ thì chắc chắn rằng trong các thảo luận về dân di cư cũng như người tị nạn sẽ không có đề xuất về một sự hoà nhập theo cảm tính.

Mặc dù lịch sử được tạo nên bởi những người dân di cư đến từ các lục địa thì đất nước Mĩ ở thời điểm hiện tại bận rộn với những mối lo khác. Những vấn đề phức tạp chiếm ưu thế như việc đặt ra giới hạn cho phép tiếp nhận dân tị nạn; tạo ra những tranh cãi nhằm cấm công dân từ một số đất nước cụ thể hoặc các tổ chức tôn giáo; tranh cãi về việc người dân tị nạn sẽ bị ngăn chặn bởi các rào chắn; bảo vệ những giả thuyết về tỉ lệ phạm tội của dân nhập cư; và khoanh vùng những vị trí trong nước bảo vệ hoặc phỉ báng những người dân di cư ở các những nước hình thành hai nhóm xung đột quan điểm.

Chỉ có 23% trẻ em tị nạn được theo học bậc trung học cơ sở so với 84% trẻ em đến từ các gia đình bình thường. Ở bậc giáo dục đại học, tỉ lệ này còn ít hơn rất nhiều chỉ với 1% dân tị nạn được theo học đại học hay những cơ sở giáo dục tương đương, so với tỉ lệ trung bình thế giới là 36%.

Với nửa số dân tị nạn là trẻ em dưới 18 tuổi, nhu cầu của họ sẽ không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống giáo dục tiểu học và trung học mà còn là bậc đại học và cao đẳng, định hướng nghề nghiệp, đào tạo nghề và quá trình học suốt đời.

Hoà nhập người tị nạn và những người di cư gặp khó khăn là một nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi sự cống hiến được duy trì nhiều năm liền kể từ khi bắt đầu thực hiện. Đối với những học sinh tị nạn và học sinh được trợ cấp học phí thì bức rào cản thực sự rất lớn, bao gồm việc trải qua những tổn thương về mặt tâm lí, hoàn thành những bài đánh giá thư uỷ nhiệm, học một ngôn ngữ mới, trang trải học phí, học cách hoà nhập với môi trường học tập mới và tốt nghiệp để kiếm việc làm.

Những rào cản này ảnh hưởng đến những học sinh là dân tị nạn – những người chưa quen thuộc với hệ thống giáo dục ở một đất nước mới và những nhà giáo dục thì nên cân nhắc kĩ lưỡng khi làm việc với những học sinh này.

Tại sao lại quan tâm đến việc hoà nhập người dân tị nạn?

Nghiên cứu chỉ ra rằng khi những người dân tị nạn có được cơ hội giáo dục mới, họ thường là những học sinh tiếp thu nhanh và ham học hỏi.

Không giống như những du học sinh chủ động đi du học để mở rộng tầm nhìn và trở thành một công dân có tri thức – “lưu động để khai sáng”,  những người dân di cư tới các đất nước khác để có thêm những cơ hội trong kinh tế cũng như xã hội.

Dân di cư hướng tới “lưu động để tìm kiếm cơ hội” trong khi những người tị nạn thì rời bỏ đất nước của họ đơn giản bởi vì họ muốn trốn thoát khỏi nỗi sợ khủng bộ – chúng ta có thể thấy đó là “lưu động để sống sót”.

Tại Mĩ, một cuộc đối thoại thẳng thắn về những thử thách khi giúp người dân tị nạn và di cư hoà nhập vào nền giáo dục đại học đã không được diễn ra. Tuy nhiên, những thách thức mà các quốc gia khác như Đức và Canada đang giải quyết là những vấn đề mà các nhà giáo dục Hoa Kì cần phải đối mặt.

Khi mà số lượng các du học sinh nhập học ngày càng giảm (6.6% vào năm học 2017-2018), chúng ta cần tiến hành giúp hoà nhập các học sinh là dân tị nạn và di cư có tiềm năng đang trong độ tuổi học đại học, những người đang khao khát được học tập.

Với tư các là những nhà giáo dục quốc tế, chúng ta là những hình mẫu tích cực cho toàn bộ ngành giáo dục bằng cách đi đầu trong việc đa dạng hóa hệ thống giáo dục đại học, đón nhận người tị nạn và người di cư và giúp họ hòa nhập với các sinh viên.

Chúng ta có thể làm gì?

Mô hình của Liên minh Đại học dành cho người tị nạn và người di cư gặp khó khăn (UARRM) mới thành lập đưa ra một lộ trình hữu ích cho cách thức ngành giáo dục đại học có thể được khai thác để trao quyền và bảo vệ người tị nạn và người di cư gặp khó khăn. Sáng kiến ​​này được lãnh đạo bởi Đại học Rutgers và hoạt động hợp tác với nhiều đối tác.

Liên minh đang theo đuổi sáu lĩnh vực hành động riêng biệt để tạo điều kiện hội nhập giáo dục đại học:

  • Tạo các con đường hợp pháp, an toàn để nhập cảnh vào Mĩ và các nước thứ ba an toàn khác;
  • Vượt qua rào cản tiếp cận giáo dục đại học;
  • Cung cấp hỗ trợ trong khuôn viên trường, bảo vệ và hỗ trợ trong cộng đồng;
  • Vận động và nâng cao nhận thức;
  • Nghiên cứu và hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng, can thiệp nhân đạo và ảnh hưởng cộng đồng;
  • Truyền thông, giao tiếp và đối thoại.

Là các học giả và học viên có liên quan, chúng tôi có nghĩa vụ đạo đức phải vươn ra ngoài khuôn viên học viện.

Mĩ có thể học hỏi từ một số sáng kiến ​​được thành lập gần đây ở các quốc gia khác nhằm mục đích giúp đỡ người di cư và người tị nạn tìm kiếm cơ hội giáo dục đại học.

Ví dụ như ở Đức, nhu cầu thích nghi với dân tị nạn đã trở nên gay gắt khi cách đây bốn năm, một cuộc di cư của hơn một triệu người tị nạn chạy trốn sang Tây Âu, chủ yếu bắt nguồn từ Nội chiến Syria nổ ra.

Để đáp lại, Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang đã phân bổ 100 triệu euro (112 triệu USD) cho Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức cho phép các trường đại học thành lập các khóa học ngôn ngữ và luyện thi “Integra”, nhằm mục đích giúp người tị nạn hòa nhập vào giáo dục đại học.

Dựa trên thành công ban đầu, quĩ tài trợ gần đây đã được gia hạn. Mặc dù không thể phủ nhận vấn đề di cư đã gây căng thẳng đáng kể cho chính trị Đức, nhưng phản ứng của ngành giáo dục đại học đã vừa thể hiện sức mạnh của ngành giáo dục để đáp ứng, vừa mang lại kết quả tích cực.

Trong một ví dụ khác, Tổ chức Hỗ trợ Đại học Thế giới Canada từ lâu đã giúp người tị nạn tái định cư vào giáo dục đại học thông qua Chương trình Sinh viên tị nạn. Sáng kiến ​​này chủ yếu được điều hành bởi các sinh viên và được hỗ trợ thông qua các quỹ dựa trên cơ sở tự nguyện. Nó đã giúp ổn định hơn 130 sinh viên tại 80 cơ sở trường đại học khác nhau trên cả nước.

Sự giao thoa giữa công việc của các cơ quan chính phủ và ngành giáo dục đại học phục vụ cho việc thúc đẩy đổi mới và thiết lập các thực tiễn tốt nhất có thể được hệ thống này mượn từ một hệ thống khác, hoặc điều chỉnh từ bối cảnh này sang lợi ích của một hệ thống khác với các sửa đổi phù hợp.

Một số sáng kiến ​​tích cực cũng đã phát triển từ một loạt các quan hệ đối tác được thiết lập tại Mĩ giữa các trường đại học, các cơ sở vệ tinh quốc tế và trao đổi xuyên biên giới.

Ví dụ, Chương trình Giáo dục Quốc tế và Thay đổi xã hội của Đại học Bard tại Berlin tổ chức cho sinh viên đến từ Afghanistan, Brazil, Eritrea, Iraq, Palestine và Syria để vượt qua các hạn chế lưu thông và mở các con đường thay thế cho sinh viên tiếp tục học tập một cách không xung đột.

Học bổng dành cho người di cư của Đại học Columbia cung cấp cho sinh viên Syria di dời trong cuộc nội chiến với bốn năm hỗ trợ học phí toàn phần để lấy bằng tại Trường Đại học Tổng hợp.

Tại Đại học California, Tổ chức Davis’s Ford tài trợ cho chương trình Article 26 Backpack “kết hợp công nghệ kỹ thuật số, tư vấn trực tiếp và đánh giá chứng chỉ dựa trên dữ liệu đám mây” cho phép người tị nạn chia sẻ tài liệu của họ với các trường đại học, người đánh giá, chủ lao động và các cơ quan tìm cách tài trợ và cung cấp các cơ hội giáo dục.

Cuối cùng, sáng kiến ​​Đoàn kết Tị nạn Vassar vào năm 2016 của Hiệp hội Di cư bắt buộc, Dịch chuyển và Giáo dục đã đi vào hoạt động để tạo cầu nối giữa các cộng đồng và các nhóm người không được bảo vệ.

Thông qua mạng lưới các nhà giáo dục, đại học Bennington, đại học Bard (và Bard Berlin), đại học Sarah Lawrence và đại học Vassar đã hợp tác để giáo dục sinh viên về di cư bắt buộc qua một sáng kiến về lớp học xuyên quốc gia thông qua các cuộc trò chuyện video với những người tị nạn đóng vai trò là giáo viên.

Những sáng kiến ​​mẫu mực này chỉ đại diện cho một phần các hoạt động hiện có nhằm giúp người tị nạn hòa nhập với giáo dục đại học.

Cho dù chúng là sáng kiến ​​liên bang có quy mô lớn hoặc sáng kiến ​​từ các tổ chức hoặc tập đoàn nhỏ lẻ làm việc cùng nhau thì những sáng kiến ​​này chứng minh rõ ràng không chỉ có sự quan tâm mạnh mẽ trong việc nắm bắt tiềm năng mà người di cư có thể mang lại, mà thậm chí còn chứng nhận một sự quan tâm chân thực, nhân đạo tới các tổ chức giáo dục phục vụ cộng đồng địa phương và toàn cầu của họ.

Kết luận

Là các nhà giáo dục quốc tế, chúng ta cần thừa nhận, phối hợp, cho phép và khuyến khích sự tham gia của nhiều của sinh viên hơn. Quan điểm mới hơn, cập nhật và bao quát hơn này cũng phải bao gồm các sinh viên đại diện cho số lượng người tị nạn và người di cư kinh tế chưa từng có hiện nay.

Cơ hội giáo dục đại học có thể cung cấp cho người tị nạn và người di cư gặp khó khăn các công cụ cần thiết để nâng cao trình độ hiện có. Tham gia vào đào tạo chuyên sâu cho phép họ đóng góp đáng kể cho xã hội tại đất nước họ đang lưu trú.

Nhìn vào những học sinh này trong phạm vi rộng hơn của những người tham gia giáo dục quốc tế cũng có nghĩa là chúng ta cần phải nhận thức về tình hình chính trị ngày nay, và trong một số bối cảnh ngày càng phân cực, môi trường và cách nó ảnh hưởng đến vai trò và trách nhiệm của chúng ta với tư cách là nhà giáo dục quốc tế và các công dân có liên quan.

Ước tính trong tương lai cho thấy tỉ lệ dân di cư quốc tế sẽ không giảm xuống nhanh chóng. Ngành giáo dục đại học và những người tham gia vào giáo dục quốc tế sẽ phải suy nghĩ rộng hơn và nhạy cảm với tính nhân văn về cách chống lại những người theo chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa biệt lập, các khuynh hướng cực đoan và giữ vững những vị trí chúng ta cần duy trì để hỗ trợ cho tất cả các học sinh.

Người dịch: Thuỳ Dương (SSDH)

Share.

Leave A Reply