Làm thế nào để du học một cách tiết kiệm mà vẫn vui?

0

SSDH – Những kinh nghiệm tiết kiệm của Beth, một du học sinh 21 tuổi người Indonesia, hiện đang du học tại Đài Loan. Điều hay nhất là tuy “dè dặt” với những khoản chi của mình, Beth vẫn có thể đi du lịch khắp nơi, gặp gỡ được nhiều bạn bè mới và đặc biệt là nếm qua nhiều thức ăn đa văn hóa.

 du%20hoc%20tiet%20kiem.jpg

Làm thế nào để du học một cách tiết kiệm mà vẫn vui? – Ảnh minh họa

 

Đi du lịch đúng thời điểm, đích đến

 

Bạn nên quyết định nơi mình muốn đi và tìm hiểu kĩ về thời điểm nên đi thăm một nơi nào đó. Theo kinh nghiệm của người viết, khoảng thời gian cần thiết để bắt đầu tiết kiệm cho một chuyến đi nào đó là từ bốn đến sáu tháng. Vậy nên, tốt nhất là bạn hãy nghĩ đến việc để dành tiền đi du lịch ngay từ khi vào học kì mới. Cần chắc chắn rằng thời gian đó không lấn cấn với các hoạt động của trường bằng cách xem lịch học trực tuyến (các trường ở nước ngoài thường có lịch học cụ thể cho cả năm – Hotcourses) hoặc hỏi han các nhân viên nhà trường.

 

Hai thời điểm mà nhiều sinh viên chọn đi du lịch nhất là vào kì nghỉ hè hoặc kì nghỉ đông. Ngoài ra, các ngày nghỉ kéo dài cuối tuần hay nghỉ giữa kì cũng là những thời điểm thích hợp.

 

Lên kế hoạch ăn uống từ trước

 

Sau hai năm sống ở kí túc, Beth đã học được cho mình một số cách tiết kiệm tiền trong vấn đề ăn uống. Cô thường mua ba bữa trong một ngày để sẵn và sau đó thường chỉ tiêu rất ít tiền khi đã có đủ thức ăn. Sau đó, cô học cách chuyển đổi từ việc mua đồ ăn sáng mỗi ngày sang mua bánh mì và mứt. Việc ăn sáng tại nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá. Cũng như cà phê, bạn có thể mua sẵn cà phê gói uống liền thay vì uống cà phê ngoài tiệm.

 

Bỏ qua khoản ăn vặt

 

Có bao giờ bạn tự hỏi liệu mình có tốn quá nhiều tiền cho các loại khoai tây chiên và mấy thanh chocolate? Đây chính là thời điểm để loại bỏ những khoản chi linh tinh này. Khi đi mua sắm, hãy tự hỏi liệu bạn có… chết khi không mua những thứ này hay không hay “lớn lao” hơn là “cuộc đời bạn liệu có phụ thuộc vào chúng hay không”. Nếu bạn có thể trả lời “không” ngay lập tức, nghĩa là thói quen ăn vặt của bạn sẽ sớm được loại bỏ và bạn cũng đang tiến gần hơn tới một chế độ ăn uống “khỏe mạnh” hơn. Một mũi tên trúng hai đích, nhỉ?

 

Tập thể dục miễn phí

 

Ở vào độ tuổi 20, bạn sẽ có lúc muốn làm thẻ thành viên ở các trung tâm thẩm mĩ. Bản thân người viết cũng đã có một chiếc thẻ thời hạn một năm nhưng nhanh chóng nhận ra là cô chẳng đi tập gym quá thường xuyên để cần một chiếc thẻ như thế. Kinh nghiệm của cô là tự tập thể dục, chạy bộ ngoài bãi cỏ hay ở các máy tập thể dục miễn phí ngoài trời. Vừa tiết kiệm mà cũng vẫn hiệu quả như thường. 

 

Nói không với shopping

 

Khi nhìn lại năm đầu tiên du học, Beth nhận ra mình khi đó quả là một tay mê shopping. Thật may là đến một ngày nào đó, cô bạn đã thức tỉnh và quyết định “như vậy đã là quá đủ”.

 

Thực tế, bạn không thực sự cần quá nhiều đồ đạc. Khi bước vào cửa hàng, hãy tự hỏi bạn có thực sự thích món đồ đó hay không. Trong trường hợp bạn đang để dành tiền đi du lịch, hãy đặt câu hỏi “mình thích chuyến đi sắp tới hơn hay chiếc túi kia hơn”.

 

Giải trí một cách… thân thiện với túi tiền

 

Sau một tuần học hành vất vả, việc ra ngoài giải trí với bạn bè là nhu cầu thiết yếu. Tuy nhiên, sẽ là không ổn nếu bạn đi chơi mỗi cuối tuần. Nếu bạn sắp có một chuyến du lịch nào đó thì việc đi xem phim, nhà hát, mua sắm mỗi tuần thực sự là một phong cách sống cần phải xem lại. Thay vì ra ngoài, tại sao bạn không thử qua những cách tụ tập bạn bè dưới đây:

  • Thuê một bộ phim và xem tại nhà (với bắp rang bơ tự làm)
  • Đi picnic ở công viên
  • Đạp xe cùng nhau
  • Mua nguyên liệu và cùng nhau nấu nướng tại căn hộ của một người bạn nào đó

 

Ngừng mua sách

 

Không, ý của người viết không phải là bảo bạn ngừng đọc sách. Ý của cô là bạn nên thay đổi cách tiếp cận sách. Thay vì mua chúng, hãy chịu khó đi mượn sách ở thư viện. Chắc chắc 99% là thư viện sẽ có những cuốn sách học mà bạn đang cần. Nếu không, bạn cũng có thể thử tìm ở những thư viện khác (thư viện tổng hợp của trường đại học, thư viện thành phố…)

 

Tìm cho mình một nguồn thu nhập

 

Tuy đến từ một quốc gia mà thói quen đi làm thêm của sinh viên cũng chưa phải quá phổ biến (Beth đến từ Indonesia), cô vẫn bắt đầu việc tìm kiếm cơ hội làm thêm cho mình khi đi du học. Làm thêm không chỉ giúp bạn có được trải nghiệm lí thú mà còn là nguồn thu sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền tiêu vặt đáng kể. Chỉ cần làm thêm một vài giờ đồng hồ một tuần thôi, bạn sẽ thấy được sự khác biệt rất lớn.

 

Nguồn: Wayfaring

Share.

Leave A Reply