Làm thế nào để giảm chi tiêu cá nhân khi du học tại Mỹ

0

SSDH – Du học sinh nên học cách chi tiêu tiết kiệm các khoản chi phí cá nhân như sách vở, quần áo và các hoạt động xã hội khác.

 

9.jpg

 

Đối với những học sinh, sinh viên nước ngoài có kế hoạch học tập tại Mỹ, các chi phí cá nhân là một vấn đề không hề nhỏ. Trong giấy nhập học I-20 form đều đã dự tính các khoản tiền cụ thể như học phí, ăn uống, bảo hiểm y tế (nếu yêu cầu) và sách vở. Nhưng ngoài ra, còn có những chi phí cá nhân khác như quần áo, hoạt động ngoại khóa và giải trí. Vậy làm thế nào để có thể sắp xếp ổn thỏa đây?

 

 Du học sinh Mỹ cũng như các bạn đang ý định du học Mỹ nên tham khảo những kinh nghiệm sau để chi tiêu hợp lý hơn:

 

1. Giảm chi phí học tập để dành cho các khoản cá nhân khác: Chỉ mua những sách giáo khoa cần thiết hay sách điện tử và tiết kiệm tiền thừa đó cho các khoản phí khác. Michelle Larson-Krieg, giám đốc Ban sinh viên quốc tế trường University of Colorado—Denver khuyên rằng, hãy chỉ dùng khoản tiền đã được dự tính trong I-20 form để mua sách.

 

 Pat Kirby, điều phối viên sinh viên quốc tế tại đại học Westminster College ở Missouri cho biết, các giảng viên ở đây cũng  đã nhận thấy chi phí sách vở rất đắt đỏ nên sẽ cố gắng tạo ra loại sách mới vừa rẻ vừa hữu dụng.

 

Timothy Tesar, thành viên trong ban tuyển sinh quốc tế trường Iowa State University cũng cho rằng, sinh viên có thể tiết kiệm hàng trăm đô nếu biết thuê sách trên các trang web như Half.com hay Amazon.com, hay dùng sách điện tử và mượn sách từ các thư viện công cộng.

 

Dottie Durband, giám đốc phòng quản lý tài chính sinh viên quốc tế trường Texas Tech University thì khuyên nên tiết kiệm tiền thừa mỗi ngày, một tuần 5 ngày mà cất được 50 xu là đã có thể tiết kiệm được 40 đô trong 1 kỳ học 16 tuần.

 

2. Mua sắm quần áo hợp lý: Để làm được điều này, sinh viên cần phải xem xét số lượng, các loại quần áo cần thiết và trừ ra những bộ đồ nào mình đã có rồi. Durband gợi ý chỉ nên mua những đồ nào mà chưa có ở trong danh sách sau: quần áo đi học, một vài bộ đồ hợp với công việc bán thời gian, một bộ vest và những kiểu quần áo vừa mặc đi làm vừa mặc đến trường cũng như các hoạt động văn hóa hay thậm chí là mặc đến các bữa tiệc được.

 

Bà Durband cũng có những lời khuyên hữu ích cho sinh viên về vấn đề này:  sinh viên có thể đặt câu hỏi qua email gửi đến nhân viên tư vấn của trung tâm quản lý tài chính về các vấn đề liên quan đến nhu cầu mua quần áo như thời tiết, giá cả, địa điểm cửa hàng … Để tiết kiệm tiền mua sắm, theo bà, sinh viên chỉ nên mua những bộ đồ nào phong cách nhẹ nhàng ở những cửa hàng online hoặc giảm giá.

 

Renuka Raja Rao, cựu sinh viên người Ấn Độ của trường  Syracuse University hiện đang là tư vấn viên tại tổ chức giáo dục Mỹ-Ấn cũng có lời khuyên giống bà Durband, đó là sinh viên nên mua sắm tại các cửa hàng giảm giá ở Target hoặc Walmart. Mua sắm vào thời điểm cuối mùa để được giảm giá cũng giúp sinh viên tiết kiệm rất nhiều.

 

3. Tìm hiểu kỹ về các hoạt động xã hội: Durban nói, hãy gửi email những thắc mắc của bạn về chi phí các hoạt động ngoại khóa ở trường tới các phòng ban quản lý du học sinh quốc tế vì đó là cách tốt nhất để tìm hiểu các khoản chi phí khi du học ở nước ngoài.

 

Sinh viên sẽ nhận được các lời khuyên về cách chi tiêu giúp giảm chi phí đi lại, ăn uống cũng như các hoạt đông giải trí. Nikita Sacheva, sinh viên năm thứ 2 trường University of Chicago đến từ Ấn Độ không khi nào bắt taxi mỗi khi muốn đi đâu xa trường mà tận dụng các chuyến xe buýt miễn phí đến trung tâm thành phố Chicago. Còn nếu không, Sacheva cũng chỉ mất 2 đô khi đi các phương tiện giao thông công cộng. Cô cũng tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa nhưng chỉ ở gần khuôn viên trường để cô có thể đi bộ được như các buổi diễn kịch, múa ba lê hay các lớp học nhảy vào cuối tuần. Một số hoạt động đôi lúc mất phí nhưng chỉ khoảng 1 đến 2 đô. Khi đi ăn ngoài với bạn bè, Sacheva cũng chọn nhà hàng nào giá cả phù hợp túi tiền và tìm menu trên mạng để xem giá trước.

 

Bạn nên học cách chi tiêu càng sớm càng tốt trước khi bạn đi du học. Rao khuyên, các sinh viên nên tìm hiểu thông tin ở Trung tâm tư vấn du học Mỹ EducationUSA advising center vì ở đây luôn đăng đầy đủ mọi thông tin về các khoản phí từ giá 1 chiếc bánh hamburger cho đến giá xem phim rạp ở khu vực quanh các trường. Những định hướng trước khi đi học rất cần thiết để học sinh chuẩn bị tốt cho việc học tập, sinh sống và ngân sách tài chính cần có để trang trải mọi chi phí ở Mỹ.

 

Hoàng Hiền (SSDH) – Theo US News

Share.

Leave A Reply