SSDH – Du học Mỹ là ước mơ của rất nhiều sinh viên viên trên thế giới. Được học tập tại môi trường Mỹ chắc hẳn là may mắn của bạn. Viết về du học Mỹ thì nhiều vô cùng, tuy nhiên có những điều nho nhỏ đôi khi các bạn chẳng khi nào để ý.
Bài viết này, SSDH muốn gửi tới bạn một số chia sẻ của một sinh viên Ấn Độ khi được học tập tại Mỹ. Chúng tôi hi vọng sẽ giúp bạn phần nào kinh nghiệm của bạn bè quốc tế đang du học Mỹ.
Học mọi lúc mọi nơi
Các khóa học luôn có sự liên kết với nhau như một sợi dây thống nhất và trong các khóa học phần lớn là khóa học ngoại khóa. Có rất nhiều hoạt động và câu lạc bộ tạo điều kiện cho bạn tham gia: nào là các hoạt động thể thao, phim ảnh, đóng kịch … như một phần nào giúp bạn xả stress cũng như lên dây cót tinh thần để đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống. Những hoạt động này thông thường liên quan mật thiết đến môn học ở trường.
Ngay từ năm thứ nhất, tôi đã nhận thấy rằng, học phí của tôi đóng học chi vào các hoạt động ngoại khóa kha khá dù tôi có tham gia hay không thì học phí vẫn đóng theo quy định. Tôi cần tìm hiểu và phát hiện ra rằng: Môi trường đại học Mỹ áp dụng là như thế, và tham gia các hoạt động ngoại khóa là để ngay từ năm đầu bạn đã học được văn hóa, con người, cách giao lưu kết nối – củng cổ tình bạn, đi một ngày đàng học môt sàng khôn, môi trường mà bạn không thể lĩnh hội được trong các giờ lên lớp.
Giờ hành chính có thể giúp bạn làm được nhiều điều quan trọng:
Học phải có kết quả là mục tiêu quan trọng, nếu bạn có ý định ở lại làm việc thì việc kết nối với trường học rất có ý nghĩa. Bạn cần có mối quan hệ thường xuyên với các giáo sư.
Quen biết một ai đó tại nơi mà bạn muốn ở lại làm việc sẽ rất có lợi. Đó là lí do vì sao bạn cần xây dựng mạng lưới quan hệ cho bản thân, với sinh viên khóa trước và các thầy cô giáo của mình. Có rất nhiều công việc thực tập, việc làm và các thông tin về việc làm cho sinh viên đang đi học – sinh viên tốt nghiệp ở lại làm việc.
Lần đầu khi đến Penn State tôi đã tham gia ngay lớp học có tới 200 sinh viên. Tôi đã rất hối tiếc khi chẳng bao giờ liên lạc, nói chuyện hay tìm gặp giáo viên, trợ giảng vào giờ hành chính. Tôi ước rằng tôi đã nhận ra được giá trị của việc phát triển mối quan hệ với họ để học hỏi kinh nghiệm làm việc.
Văn hóa đi nhờ xe hơi:
Giao thông công cộng của Mỹ thực ra cũng rất thiếu so với nhu cầu. Sinh viên quốc tế thường có xu hướng đi xe buýt, xe điện hoặc tàu điện ngầm. Chi phí đi lại trên phương tiện công cộng không đắt nhưng tốn thời gian di chuyển. Một số thành phố như New York, WC có hệ thống giao thông công cộng tuyệt vời nhưng không phải ở đâu cũng được như thế.
Khi đến Mỹ nhiều sinh viên quốc tế có xu hướng tìm đến bạn bè có sở hữu xe ô tô nhờ đi lại, đưa đón sân bay đặc biệt là đi xe của Lyft hay Uber. Rất nhiều sinh viên Mỹ đi học bằng xe riêng. Khi là sinh viên tôi rất dễ dàng đi cùng xe với bạn, chỉ đi phương tiện công cộng khi cần. Bạn cũng có thể dành thời gian để thi lấy bằng lái xe ở Mỹ nhé.
4. Tò mò không có nghĩa là xấu
Hầu như người dân Mỹ ít tìm hiểu địa lí và kiến thức về các quốc gia khác trên thế giới. Tôi thực sự chả nhớ các bạn Mỹ thấy tôi lúc cho là người Hàn Quốc, lúc cho là người Ấn Độ. Khi thì họ hỏi tôi quá nhiều câu hỏi về việc tôi đến từ Bắc Triều Tiên hay Hàn Quốc. Ở Bắc Triều Tiên dường như với họ có cái gì đó to tát liên quan đến các vụ thử hạt nhân, sự liên lạc với thế giới bên ngoài…
Tuy nhiên khi tôi nói tôi đến từ Ấn Độ, họ lại hỏi tôi câu hỏi tôi có cưỡi voi đi học chưa? Hay câu hỏi chung chung khác là người Châu Á có biết nhạc rap là gì không? Ôi thực sự nhiều câu hỏi rất tò mò.
Nhưng tôi lại rất thích vì tôi cho là tất cả những bạn đã hỏi tôi chỉ tò mò để biết thôi, không có nguy hại, cũng không phải là xấu nó còn giúp tôi kiên nhẫn hơn, thậm chí rất kiên nhẫn để trả lời, để chỉ cho các bạn thấy những gì họ muốn biết. Tôi đánh giá cao những câu hỏi.
Lời kết: Dù ở đâu, quan trọng là bạn cần có kế hoạch và lộ trình cho con đường bạn đang chọn. Tư tưởng và tư duy cần rõ ràng, chỉ cần bạn biết những gì là mấu chốt của vấn đề, tôi tin bạn sẽ thực sự thoải mái với hành trình học tập ở nước ngoài của bạn.
Kim Thanh (SSDH) – Theo Usnew