Mỹ: Chính sách tuyển sinh du học Need-blind – câu hỏi về giá trị cần biết.

0

SSDH – Bắt đầu từ kỳ nhập học năm nay, Bowdoin College – một trong những trường cao đẳng tư thục của Mỹ, sẽ mở rộng chính sách tuyển sinh “need-blind” đối với sinh viên quốc tế. Quyết định này của trường cũng nhận được sự đồng thuận của các trường đại học lớn như Harvard, Yale, Princeton universities, Massachusetts Institute of Technology, Dartmouth college và Amherst college.

“Đảm bảo cho sinh viên tiếp cận với nền giáo dục Bowdoin là nhiệm vụ trung tâm của chúng tôi,” hiệu trưởng Clayton Rose phát biểu vào ngày 7/7. “Cam kết nhập học “need-blind” đối với du học sinh của chúng tôi là một phần quan trọng của chương trình hỗ trợ tiếp cận và tài chính mà chỉ một số trường đại học cung cấp”.

Coi trọng giá trị

Claudia Marroquin – phó hiệu trưởng phụ trách công tác tuyển sinh của đại học Bowdoin là người đi đầu trong quyết định mở rộng chính sách tuyển sinh “need-blind” (tuyển sinh không xét đến khả năng tài chính của sinh viên).

Trong suốt 8 năm phụ trách tuyển sinh quốc tế tại Trung và Nam Mỹ, cô đã nhận ra rằng việc xem xét điều kiện tài chính của sinh viên trong quá trình tuyển sinh đi ngược lại với nhiệm vụ mà trường đã đặt ra.

[Tham khảo: Kinh nghiệm chuẩn bị nhập học tại Mỹ]

“Tôi thường nhìn vào tài năng của các du học sinh, nhưng đôi khi cũng gặp phải khó khăn trong việc nói chuyện trực tiếp. Ví dụ như: ‘Em có thể đăng ký học. Nhưng chúng tôi vẫn phải cân nhắc khả năng tài chính của em’. Tôi cho rằng điều này hoàn toàn đi ngược lại với những giá trị mà Bowdoin đề ra,” Marroquin nói với University World News.

Theo Marroquin, tất cả mọi người trong trường đều tán thành quyết định chuyển sang hệ thống tuyển sinh “need-blind” đối với du học sinh.

Amherst College

15 năm trước, Amherst College – trường đại học nằm ở phía Tây Massachusetts đã triển khai chính sách tuyển sinh “need-blind” đối với du học sinh. Quyết định này của trường một phần xuất phát từ tư liệu thành lập trường gần 200 năm về trước.

“Điều lý tưởng nhất chính là Amherst đã luôn là trường đại học mở đối với những thanh viên tài năng và đạo đức,” theo trưởng khoa Tuyển sinh và Hỗ trợ tài chính Matthew McGann.

Mặc dù là trường đại học phi giáo phái, nhưng để có thể hoàn thành nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ trở thành “Christian ministry” (mục vụ Cơ-đốc giáo, hay người theo thuyết Calvin), các nhà hảo tâm của Amherst đã lập nên một quỹ từ thiện nhằm phân phát hỗ trợ tài chính.

Tại Amherst và Bowdoin, khả năng tài chính của du học sinh đều được xem xét sau khi sinh viên đã được nhận vào trường. Số tiền chi trả cho học phí của họ ($86,579), tiền phòng trọ ($80,390) và những khoản phí khác đều đến từ quỹ riêng của trường chứ không phải từ trợ cấp của bang hay chính phủ. Một phần khoản tiền trợ cấp cho du học sinh cũng đến từ những cựu sinh viên nước ngoài.

[Tham khảo: Tìm việc thành công tại Mỹ: Thực tập vẫn là yếu tố quan trọng hơn xếp hạng của trường]

“Không nhiều trường có khả năng đưa ra quyết định như thế này,” theo Marroquin. Tài trợ của Bowdoin năm 2021 là $2.72 tỷ và của Amherst là $3.77 tỷ. Lượng sinh viên quốc tế chiếm 7% tổng số sinh viên của Bowdoin, tương đương với khoảng 140 sinh viên. Chính sách mới này sẽ ảnh hưởng tới 35 sinh viên sắp tới nhập học tại trường. 10% trong tổng số 1,745 sinh viên của Amherst là sinh viên nước ngoài. Theo McGann, 90% trong số 200 du học sinh đã nhận được trợ cấp tài chính. Mỗi năm sẽ có khoảng 50 du học sinh được nhận trọn gói hỗ trợ tài chính của trường.

Giáo dục xuyên biên giới

Cả Marroquin và McGann đều nhấn mạnh rằng trường đại học của họ triển khai chính sách “need-blind” với 2 nguyên nhân. Thứ nhất, mặc dù cả hai trường đều chỉ là trường đại học nhỏ của địa phương, nhưng họ đều cảm thấy có trách nhiệm trong việc phát triển nền giáo dục ra bên ngoài bang và khu vực của họ, thậm chí là cả biên giới nước Mỹ.

“Ý tưởng phục vụ cho bộ phận kinh tế xã hội rộng lớn hơn được hình thành ngay từ đầu những năm mới thành lập trường,” theo McGann. “Và ý tưởng đó còn nguyên cho đến tận ngày nay khi chúng tôi đã cam kết sẽ hỗ trợ tài chính cho những du học sinh tài năng theo học tại Amherst”.

Về phần Marroquin, cô cho biết trong suốt thời gian sang Chile và Ecuador tuyển sinh năm 2019, các cuộc biểu tình của sinh viên đã khiến cô suy nghĩ rất nhiều về những sự việc tương tự đã xảy ra ở Mỹ. “Đây là một trong những điều thực sự gây sốc đối với tôi. Ở bất cứ đâu trên thế giới cũng đều có những sinh viên đang phải đấu tranh giành lấy cơ hội được học tập, và chúng tôi rất tự hào khi Bowdoin có thể cung cấp những gì họ cần”.

Nguyên nhân thứ hai của việc triển khai chính sách “need-blind” chính là những đóng góp của du học sinh cho trường đại học cũng như những trải nghiệm giáo dục của sinh viên trong nước.

[Tham khảo: Mỹ: 6 mẹo trong buổi định hướng cho tân sinh viên]

Những nhận định đa dạng

Khi suy nghĩ về ý nghĩa của giáo dục trong một thế giới liên kết ở thế kỷ 21, cả Marroquin và McGann đều cho rằng giá trị của nó cũng nằm ở những quan điểm khác nhau mà các du học sinh đem đến cho lớp học của họ.

“Tôi tin rằng nền giáo dục tốt nhất là nơi sinh viên đến từ các quốc gia và nền văn hóa khác nhau có thể thường xuyên tương tác.”

Sau khi cho biết cựu học sinh của Amherst từng là tổng thống Mỹ (Calvin Coolidge), thượng nghị sĩ và thẩm phán, McGann đã chuyển từ giọng hùng biện thường thấy của những nhà quản lý sang giọng điệu và ngôn ngữ dịu dàng hơn khi mô tả nguyện vọng của Amherst.

“Nguyện vọng của trường đều xuất phát trực tiếp từ nhiệm vụ giáo dục của chúng tôi: các sinh viên không nên chỉ học về con người trên thế giới mà cần phải thực sự tương tác và học hỏi từ bạn bè quốc tế để có thể thành công và tạo tầm ảnh hưởng, khiến cho thế giới này trở nên tốt đẹp hơn. Sứ mệnh và cách tiếp cận của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với kiểu giáo dục này,” theo McGann.

Người dịch: Thu Huyền (SSDH)

Share.

Leave A Reply