Rèn luyện tư duy phản biện qua 10 cuốn sách sau đây (Phần 2)

0

SSDH – Chìa khóa để trở thành một người có tư duy phản biện tốt chính là sự tự nhận thức. Bạn cần phải đánh giá trung thực những điều trước đây bạn nghĩ là đúng, cũng như quá trình suy nghĩ đã dẫn bạn tới những kết luận đó. Nếu bạn không có những lý lẽ hợp lý, hoặc nếu suy nghĩ của bạn bị ảnh hưởng bởi những kinh nghiệm và cảm xúc, thì lúc đó hãy cân nhắc sử dụng tư duy phản biện! Hãy cùng SSDH khám phá các cuốn sách có thể nói là hay nhất về tư duy phản biện thông qua bài viết này nhé.

Xem thêm:

Phần 1

5 cuốn sách giúp bạn phát triển bản thân

6. Nghệ thuật tư duy rành mạch (The art of thinking clearly) – Rolf Dobell (2011)
Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng có những lỗi có thể sửa chữa được trong khi một số sai lầm vĩnh viễn để lại nỗi đau. Bạn sẽ tránh khỏi 99 lỗi sai cơ bản nhất mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống nhờ cách tư duy khác đi đã được tác giả Rolf Dobelli chỉ điểm trong cuốn sách Nghệ Thuật Tư Duy Rành Mạch.

Toàn bộ cuốn sách được gói trong 99 chương sách, mỗi chương đều mở – triển khai – kết thúc vấn đề một cách nhanh gọn, súc tích nhưng rất toàn diện. Một chương sách là 1 sai lầm cụ thể, tác giả sẽ phân tích lỗi tư duy nào dẫn đến sai lầm này và có ví dụ minh họa thực tiễn để người đọc dễ hiểu.

Trong cuộc sống, mọi người đều có những lúc mắc sai lầm. Việc quyết định sai lầm đều bắt nguồn từ các lỗi tư duy tưởng như đơn giản, nhưng dần dà chúng tích tụ thành những thành kiến khó bỏ. Hiếm khi, ta dám nhìn nhận điều đó nên dễ có những suy nghĩ lệch lạc, sai lầm. Sự thuyết phục của cuốn sách đến từ việc sử dụng những nghiên cứu tâm lý để giải thích về nguyên nhân của các lỗi lầm đồng thời tác giả Dobelli cũng dẫn chứng ví dụ từ cuộc sống thường nhật. Vì vậy, sách Nghệ Thuật Tư Duy Rành Mạch giúp bạn dũng cảm đương đầu với những lỗi lầm đã từng xảy ra và tư duy đúng với nó để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

7. Phá tan sự ngụy biện (Asking the right questions) – M. Neil Browne, Stuart M. Keeley (2018)
Đa phần nội dung của cuốn sách là những thông tin, những lời dạy vô cùng quý giá. Nó giúp ta hiểu sâu những giả định và quy trình ngầm ẩn sau những ý kiến, tư tưởng mà ta phải tương tác. Từ đó có thể thấu suốt sự bí ẩn của ngôn từ, những giả định, ngụy biện và đưa ra những lập luận chặt chẽ.

Hai tác giả M. Neil Browne và Stuart M. Keeley định nghĩa tư duy phản biện là: hiểu rõ một tập hợp các câu hỏi phản biện, khả năng đặt ra và trả lời các câu hỏi phản biện đúng lúc và ý hướng chủ động sử dụng các câu hỏi phản biện. Thật vậy, tư duy phản biện là một thái độ chủ động, tích cực chứ không phải là sự thụ động chấp nhận mọi thứ ta nghe biết. Đó là hỏi, đánh giá và đưa ra những nhận định, tìm ra sự liên kết và phân loại thông tin. Điều đó cũng có nghĩa là ta phải có cái nhìn khai phóng, không mù quáng trong những giả định không được kiểm chứng.

8. Bạn không thông minh lắm đâu – David McRaney (2011)
Bạn Vẫn Tưởng Bạn có thể dự đoán được chính xác khả năng của mình ở mọi tình huống. Sự ThậT Là Về cơ bản thì bạn khá kém trong việc đánh giá khả năng của bản thân và độ khó của những công việc phức tạp.Hãy tưởng tượng rằng bạn chơi rất giỏi một trò nào đó. Trò nào cũng được – cờ vua, Street Fighter1, bài poker – không quan trọng. Bạn thường xuyên chơi trò này với lũ bạn và lúc nào cũng thắng. Bạn cảm thấy mình thật giỏi, và bạn tin rằng mình có thể giành chiến thắng ở một giải đấu nếu có cơ hội. Vậy là bạn lên mạng tìm xem giải đấu khu vực sẽ diễn ra ở đâu và khi nào. Bạn trả phí tham gia và rồi bị hạ đo ván ngay trong hiệp đầu tiên. Hóa ra là bạn không giỏi lắm đâu. Bạn cứ nghĩ rằng mình thuộc dạng đỉnh của đỉnh, nhưng mà thực chất bạn chỉ là một tay ngang thôi. Đây được gọi là hiệu ứng Dunning-Kruger, và nó là một phần cơ bản trong bản chất của con người.

Hãy thử nghĩ về những ngôi sao Youtube mới nổi trong mấy năm gần đây – những người múa máy một cách vụng về với các loại vũ khí, hoặc là hát chẳng bao giờ đúng tông cả. Những màn trình diễn này thường rất tệ. Không phải họ cố tình dùng bản thân để mua vui cho người khác đâu. Trình độ của họ thực sự tệ, và chắc hẳn bạn cũng thắc mắc là tại sao lại có người có thể tự đặt mình lên một sân khấu toàn cầu với những màn trình diễn đáng xấu hổ như vậy. Vấn đề nằm ở chỗ họ không tưởng tượng được là công chúng toàn cầu có thể khắt khe và đòi hỏi cao hơn so với lượng khán giả nhỏ bé họ vốn đã quen thuộc là bạn bè, gia đình và những người đồng cấp. Như nhà triết học Bertrand Russell đã từng phải than thở: “Trong thế giới hiện đại ngày nay thì những kẻ khờ khạo luôn tự tin hết mức trong khi những người khôn ngoan thì lại luôn nghi ngờ.”

Hiệu ứng Dunning-Kruger là lý do tại sao mà những chương trình như America’s Got Talent1 hay American Idol2 có thể diễn ra. Ở trong phòng karaoke với lũ bạn, bạn có thể là người hát hay nhất. Nhưng để đối chọi với các thí sinh trong cả một quốc gia? Khó lắm.

9. Nghệ thuật tư duy phản biện
Tư duy phản biện là một phần trong cuộc sống hằng ngày, bạn cần nắm lấy và phát triển từ nó. Thực hiện nghiên cứu của bạn, tìm kiếm các nguồn thông tin tốt, đưa ra lập luận của bạn và cân nhắc phản bác, cân nhắc xem bạn có đưa ra giả định hay không và đừng vội vàng đưa ra quyết định nếu bạn không hài lòng với thông tin bạn thu thập được.

Bạn có phải là một y tá phẫu thuật hay thậm chí làm việc trong lĩnh vực y tế, thì bạn cũng có thể thực hiện một số hình thức thử nghiệm. Việc đưa ra quyết định về những việc cần xử lý tại nơi làm việc và ở nhà dựa trên mức độ ưu tiên và mức độ khẩn cấp của hoàn cảnh.

Nếu bạn có một dự án đến hạn vào ngày mai, dự án đó sẽ được ưu tiên hơn dự án đến hạn vào tháng sau. Đứa con mới sinh của bạn cần được vỗ về trước khi giúp đứa con lớn hơn làm bài tập về nhà và giúp ra những quyết định dựa trên khả năng suy nghĩ chín chắn của mình và cuốn sách này đã chỉ ra cách phát triển và nâng cao những kỹ năng đó để bạn được trao quyền đạt được nhiều thành quả và thành công hơn. Bây giờ bạn đã có các kỹ năng cần thiết để trở thành một nhà tư tưởng phản biện hiệu quả, hãy bắt đầu sử dụng các kỹ năng mới phát triển của bạn ngay hôm nay. Thách thức bản thân đánh giá một cách nghiêm túc niềm tin của bạn và tự quyết định xem bạn có thực sự hiểu được ý nghĩa và lịch sử đằng sau những suy nghĩ và quan điểm của mình hay không. Bạn có thể hoặc không thay đổi quan điểm của mình, nhưng ít nhất bạn chắc chắn sẽ biết mình đang đứng ở đâu và tại sao. Hãy bắt đầu áp dụng lập luận phản biện trong cuộc sống hằng ngày của bạn khi bạn đưa ra quyết định và đưa ra kết luận cả lớn và nhỏ.

10. Hộp sách (gồm 4 cuốn) Sức mạnh tư duy
“Làm thế nào để tư duy tích cực hơn và phát triển khả năng hơn và phát triển khả năng phán đoán tốt hơn trong cuộc chiến chống lại những suy nghĩ từ phá hoại?

Để thay đổi thói quen hành động đã khó, thay đổi thói quen tư duy còn là thử thách lớn hơn gấp nhiều lần. Trong bộ sách “Sức mạnh tư duy” gồm 4 cuốn dưới đây sẽ giúp các bạn kiểm soát các suy nghĩ tiêu cực của mình thay vì tập trung vào những suy nghĩ vẩn vơ không bao giờ chấm dứt, mỗi chúng ta nên chú tâm vào nguồn gốc gây ra nỗi sợ để chấp nhận và khắc phục chúng.”

SSDH (nguồn: toplist)

Share.

Leave A Reply