Bằng Triết học mang lại lợi ích gì cho sinh viên?

0

SSDH- Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi vì sao nên theo học ngành Triết học, các nội dung bao gồm trong chương trình giảng dạy và triển vọng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành Triết học.

1. Cơ hội việc làm với tấm bằng Triết học

Sinh viên tốt nghiệp ngành Triết học thường nghĩ về những câu hỏi lớn trong cuộc đời và có khả năng phân tích và truyền đạt những ý tưởng phức tạp một cách thông minh. Đây là những kỹ năng mà nhà tuyển dụng đánh giá cao và có thể dẫn đến một số công việc ổn định trong tương lai.

Một số nghề nghiệp phổ biến cho sinh viên tốt nghiệp ngành Triết học bao gồm:

  • Trọng tài viên
  • Nhà phân tích kinh doanh
  • Giáo sĩ
  • Công chức nhà nước
  • Trưởng phòng nhân sự
  • Nhà báo
  • Luật sư
  • Giám đốc marketing
  • Nhân viên phi lợi nhuận
  • Cán bộ chính sách
  • Nhà trị liệu tâm lý
  • Nhân viên bộ phận tuyển dụng
  • Giảng viên

2. Triết học là gì?

Triết học là bộ môn nghiên cứu về bản chất của sự tồn tại, kiến ​​​​thức, sự thật và đạo đức. Nó liên quan đến việc xem xét những câu hỏi cơ bản nhất về việc chúng ta là ai, và xem xét tư tưởng triết học xuyên suốt lịch sử cho đến ngày nay.

Triết học giúp trau dồi khả năng lập luận và hình thành tư duy lí luận mạch lạc, kỹ năng viết thuyết phục và cải thiện tư duy logic và phản biện của bạn. Bộ môn này thách thức sự hiểu biết và giả định của bạn về các khái niệm như bản chất con người và liệu Chúa có tồn tại hay không. Các nhánh phụ đa dạng của triết học giải hướng tới quyết các câu hỏi từ lý do tại sao chúng ta mơ đến liệu ý chí tự do có tồn tại hay không.

Bạn chắc chắn sẽ phải hoàn thành nhiều bài tiểu luận, tham gia tranh biện về các lí thuyết triết học khác nhau, cũng như thực hiện nghiên cứu để khám phá sâu nội dung của Triết học.

[Tham khảo: Tấm bằng luật sẽ đem lại cho sinh viên những lợi ích gì?]

3. Sinh viên ngành Triết học phải học những gì?

Trong năm đầu tiên, bạn sẽ được tiếp cận với khối kiến thức nền tảng về các ý tưởng và lập luận cơ bản. Đến năm 2 hoặc năm 3, sinh viên sẽ có cơ hội lựa chọn chuyên ngành chính hoặc chọn 1 mô-đun phù hợp với bản thân mình.

Các chương trình Triết học thường kéo dài từ 3-4 năm. Các mô-đun có thể bao gồm logic, triết học của tâm trí, siêu hình học, đạo đức, triết học khoa học và triết học chính trị. Nhiều mô-đun chủ yếu dựa trên bài luận, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải thực hiện nhiều nghiên cứu độc lập và làm luận văn cho đến cuối chương trình học của mình.

Triết học thường được coi là một loại bằng nhân văn, mặc dù có những ngành thực tế rất gần với toán học và khoa học. Nó có thể được coi là một tấm bằng danh dự độc lập hoặc bổ sung cho một ngành học khác. Đặc biệt, Triết học thường được giảng dạy bổ sung trong các chương trình nhân văn như lịch sử, chính trị, văn học Anh, luật, ngôn ngữ,… mà còn trong cả các môn khoa học như toán, khoa học máy tính, vật lý và tâm lý học.

[Tham khảo: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm gì với tấm bằng kinh tế]

Xem xét đến quy mô của ngành này, cho dù bạn muốn trở thành một phần của khoa triết học nhỏ hơn hay lớn hơn, liệu nó có nhiều bài giảng hơn hay tập trung vào các cuộc hội thảo nhỏ hơn và mối liên hệ của khoa với các khoa khác. Xem kỹ các mô-đun được cung cấp và đừng ngại trò chuyện với đại diện bộ phận về các khía cạnh mà bạn đặc biệt quan tâm.

4. Sinh viên ngành Triết học cần phải trau dồi những kỹ năng gì?

Nhìn chung, những sinh viên có sở thích đọc sách, phân tích và tranh biện đều có xu hướng thích ngành Triết học.

Nhiều sinh viên không được học Triết ở bậc THPT. Các trường đại học nhận thấy điều này, vậy nên họ không bắt buộc sinh viên ngành Triết học phải đạt điểm số cao ở một môn học cụ thể nào. Tuy nhiên bạn vẫn có thể tìm thấy đề xuất về các môn học hữu ích trên trang web của trường. Chẳng hạn như tiếng Anh là một môn học có thể nâng cao khả năng viết lách; các môn khoa học như Toán lại có thể trau dồi tư duy logic của bạn. việc học thêm một ngoại ngữ khác cũng có thể vô cùng hữu ích.

5. Sinh viên tốt nghiệp ngành Triết học ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Triết học sẽ được trau dồi nhiều kỹ năng khác nhau như tư duy phân tích mạch lạc, viết bài và nói chuyện thuyết phục, biết cách đặt câu hỏi và đưa ra lập luận sắc bén. Những kỹ năng này có thể giúp sinh viên hoạt động tốt trong cả các ngành nghề khác như giảng dạy, PR, truyền thông, xuất bản, nhân sự và quảng cáo.

Thông thường, những nhánh nhỏ của Triết học mà bạn yêu thích nhất có thể là công việc mà bạn muốn theo đuổi trong tương lai. Nếu bạn quan tâm đến công lý, bạn có thể muốn làm việc  trong lĩnh vực pháp lý; sự quan tâm đến đạo đức có thể đưa bạn đến với chính trị, báo chí hoặc dịch vụ dân sự; hoặc nếu bạn thích tư duy logic, bạn có thể bị thu hút bởi các ngành nghề như kinh doanh hoặc nghiên cứu khoa học.

[Tham khảo: Sinh viên tốt nghiệp nên tiếp tục học cao học hay xin việc làm?]

6. Có những người nổi tiếng nào từng theo học ngành Triết học?

Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton đã từng học chính trị và kinh tế tại University of Oxford. Nữ diễn viên Rashida Jones cũng đã tiếp xúc với tôn giáo học tại Harvard University. Đạo diễn Wes Anderson đã học Triết tại University of Texas, và nam diễn viên Ricky Gervais đã tốt nghiệp trường UCL với tấm bằng Triết học trên tay.

Một số người nổi tiếng khác bao gồm tiểu thuyết gia Dame Iris Murdoch – người đã từng học Triết học tại University of Cambridge; nhà văn kiêm nhà hoạt động chính trị Simone de Beauvoir – người đã hoàn thành chương trình học tại Sorbonne University; nhà đồng sáng lập PayPal Peter Thiel đã học Triết tại Standford University; cựu CEO của Hewlett-Packard, Carly Fiorina, đã theo học lịch sử trung cổ tại Standford University; và phóng viên truyền hình Stone Phillips đã tốt nghiệp ngành Triết học tại Yale University.

Người dịch: Thu Huyền (theo Times Higher Education)

Share.

Leave A Reply