SSDH – Để tránh thói quen này, bạn đọc cần phải xác định trước mục đích cụ thể hay lý do tại sao bạn lại đọc tài liệu đó. Tiếp đó bạn phải tìm xem bạn cần đọc phần tài liệu nào? Đôi khi bạn không nhất thiết phải đọc hết cả cuốn sách . Hãy chọn đọc các phần mục lục và phụ lục ở trang đầu và trang cuối của cuốn sách. Hãy chú ý đến các đề mục của từng chương có như vậy thì bạn mới nắm được nội dung của cuốn sách.
1.Đọc lướt để tìm ý chính của toàn bài
Khi đọc từng chương sách, bạn hãy cố gắng đọc qua phần đầu và phần cuối mỗi chương sách. Hãy đảo mắt nhìn các mục và tiểu mục trong từng chương bởi vì chúng cho bạn biết trình tự ý tưởng mà tác giả trình bày. Bằng cách này bạn cũng nắm được ý chính của từng chương, từ đó tìm được ý chính của toàn bộ cuốn sách.
Sau khi đọc bạn phải tự hỏi mình một số câu hỏi liên quan đến nội dung chính của bài. Để trả lời được thì bạn phải ghi lại các ý chính trong quá trình đọc. Hãy viết các ý chính này như một bản tóm tắt để bạn có thể xem lại sau đó.
2.Chia nhỏ để đọc nhằm làm tăng hiệu quả của hoạt động đọc
Đối với những cuốn sách dày bạn nên chia nhỏ ra để đọc. Bạn nên tự kiểm tra thông tin đã đọc trong sách sau khoảng 25 trang một. Điều này tưởng như thật phung phí thời gian vì bạn còn phải đọc rất nhiều nhưng trái lại hoạt động này lại vô cùng cần thiết vì nó giúp bạn nhớ lại những gì đã học và tránh bệnh “mơ hồ” – căn bệnh mà người đọc rất hay gặp phải khi đọc nhiều thông tin cùng một lúc.
3.Luyện tập thói quen đọc Tiếng Anh hàng ngày
Bạn hãy rèn luyện kĩ năng đọc tài liệu Tiếng Anh hàng ngày. Có như vậy thì bạn mới có thể đọc nhanh mà vẫn nắm được thông tin. Hãy chọn những tài liệu có mức độ khó phù hợp với trình độ của bạn. Để duy trì được thói quen đọc Tiếng Anh hàng ngày bạn cũng nên chọn những tài liệu phù hợp với sở thích hay những đề tài mà bạn thực sự quan tâm. Luyện kĩ năng đọc Tiếng Anh nói riêng, ngoại ngữ nói chung là cả một quá trình. Vì vậy bạn hãy dành khoảng 30 phút mỗi ngày đọc tài liệu Tiếng Anh bạn nhé!
Đông Đức (SSDH) – Theo Eduvision