SSDH-Nếu bạn nghĩ rằng bạn muốn ở lại và làm việc tại Mỹ sau khi hoàn tất văn bằng đại học của bạn, hãy chắc chắn rằng bạn biết yêu cầu thị thực và điều kiện của mình.
Dưới đây là danh sách đầy đủ các loại Visa áp dụng sống và làm việc tại Mỹ. Áp dụng cho tất cả các đối tượng từ sinh viên cho đến người lao động tay nghề cao và cả những người lao động phổ thông.
Visa du học sinh F1 hoặc M1
Là visa dành cho du học sinh học các khóa học toàn thời và dài hạn. Để được cấp visa loại này, học sinh cần được cấp I-20- là thư mời học khóa học toàn thời từ trường- có thể là khóa học tiếng Anh để chuẩn bị học lên phổ thông hay cao đẳng, đại học, hoặc thư mời học khóa học phổ thông, cao đẳng, đại học.
Visa H3 (Temporary trainee)
H3 visa là loại visa dành những người được mời đến tham dự một chương trình huấn luyện, đào tạo ở Mỹ Chương trình huấn luyện này có thể được đưa ra bởi một chi nhánh ở Mỹ của một công ty hoặc là bởi công ty Mỹ không liên quan. Tuy nhiên, chương trình huấn luyện này phải không thể thực hiện được ở đất nước của người được mời tham dự khoá huấn luyện. Chính phủ Mỹ không giới hạn số lượng người được cấp visa H3 mỗi năm.
Visa H1B – Lao động chuyên môn
Visa H1-B là loại visa tạm trú cho phép chủ doanh nghiệp Hoa Kỳ tuyển dụng và thuê những chuyên gia người nước ngoài trong các ngành nghề chuyên môn làm việc tại Hoa Kỳ trong một khoảng thời gian nhất định. Để thỏa yêu cầu visa H1-B, chủ doanh nghiệp tài trợ tuyển dụng và người lao động tiềm năng phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể. Chủ doanh nghiệp phải tuân theo những yêu cầu trong quy trình xin visa H-1B, cũng như những quy định của Sở Nhập tịch và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) và Bộ Lao động Hoa Kỳ để nhận được Hồ sơ Lao động có điều kiện (LCA).
Chủ doanh nghiệp Hoa Kỳ phải chứng minh rằng mục đích thuê lao động ngoại kiều vì ngành nghề chuyên môn cả trong toàn thời gian hoặc bán thời gian, trong phạm vi nước Mỹ và người lao động tiềm năng phải hội đủ các tiêu chuẩn được yêu cầu.
Visa công tác tôn giáo R-1
R-1 là loại visa được cấp cho những người muốn đến Mỹ để hoạt động tôn giáo. Visa R1 không phân biệt tôn giáo nào bất kể Thiên Chúa Giáo, Phật Giáo, HIndu Giáo, Đạo Sikh, Đạo Tin Lành…miễn là người bảo lãnh và người được bảo lãnh hội đủ điều kiện.
Để hội đủ điều kiện, người nước ngoài phải là một thành viên của một giáo phái tôn giáo có tổ chức phi lợi nhuận tôn giáo ở Hoa Kỳ ít nhất là 2 năm ngay trước thời điểm nộp đơn yêu cầu. Tổ chức tôn giáo phi lợ nhuận này phải nộp hồ sơ bảo lãnh cho người có ý định sang Mỹ hoạt động tôn giáo. R-1 visa không có thể được ban hành tại một Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở nước ngoài mà không có sự chấp thuận trước của USCIS. Cả hai tổ chức kiến nghị và người hoat động tôn giáo phải đáp ứng một số yêu cầu. Văn phòng Pacific Chúng tôi có thể giúp bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ chuyên nghiệp cho thị thực này.
Visa Doanh nhân theo hiệp ước (E1) và visa Nhà đầu tư theo hiệp ước (E2)
Dành cho công dân của các quốc gia mà Hoa Kỳ duy trì hiệp ước về hoạt động thương mại và thăm dò thị trường. Hiện nay Việt Nam không phải là một quốc gia trong hiệp ước. Để đủ điều kiện cho visa Doanh nhân theo hiệp ước (E1) và Nhà đầu tư theo hiệp ước (E2), các đương đơn phải đến Hoa Kỳ với mục đích thực hiện các giao dịch thương mại đáng kể, bao gồm cả giao dịch về dịch vụ và công nghệ, hay trong các hoạt động đạt đủ tiêu chuẩn, mà các hoạt động đó quan trọng giữa Hoa Kỳ và các quốc gia trong hiệp ước, hoặc để phát triển và định hướng hoạt động của doanh nghiệp mà đương đơn đã đầu tư một lượng vốn đáng kể. Người sở hữu visa E phải có dự định rời khỏi Hoa Kỳ khi tình trạng visa E bị chấm dứt.
Visa không định cư cho doanh nhân nước ngoài Visa L-1
Thời gian lưu trú tối đa ban đầu cho một Visa L-1 không định cư là 3 năm. Tuy nhiên, bạn có thể nộp đơn yêu cầu gia hạn thêm thời gian định cư ở Mỹ. Tổng thời gian tạm trú cho giám đốc điều hành/cán bộ quản lý là 7 năm. Toàn bộ thời gian lưu trú cho nhân viên có kiến thức chuyên môn là 5 năm. Nếu văn phòng tại Hoa Kỳ là “văn phòng mới,” USCIS sẽ cấp visa lần đầu là 1 năm.
Visa L-1 cho phép nhà tuyển dụng Mỹ điều chuyển một giám đốc/người quản lý hoặc một nhân viên có kiến thức chuyên môn liên quan đến lợi ích của công ty từ các chi nhánh văn phòng nước ngoài đến một trong các văn phòng của công ty tại Mỹ.
Ngoài ra, visa L-1 cũng cho phép một công ty nước ngoài chưa có một văn phòng chi nhánh tại Mỹ có thể gửi một giám đốc/người quản lý hoặc một nhân viên có kiến thức chuyên môn liên quan đến lợi ích của công ty đến Mỹ với mục đích thiết lập chi nhánh văn phòng, công ty mới. Người đại diện công ty phải nộp mẫu đơn I-129, đơn xin lao động không định cư cho sở Công Dân và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS).
Thẻ xanh (Green card)
Là giấy chứng nhận thường trú hoặc giấy tờ nhập cư cho những người không phải là công dân Mỹ được hưởng chế độ thường trú nhân tại Mỹ. Ban đầu do thẻ có màu xanh nên được gọi là thẻ xanh. Nhưng về sau thẻ được chuyển sang thành màu trắng và tới bây giờ là màu hồng.
Thẻ xanh 2 năm ở Mỹ (Thẻ xanh có điều kiện). Đây là loại thẻ thường gặp dành cho những đương đơn định cư ở Mỹ dưới dạng bảo lãnh theo diện vợ chồng hoặc diện đầu tư định cư EB-5. Thẻ xanh 10 năm (Thẻ xanh vĩnh viễn hoặc thẻ xanh không điều kiện) được cấp cho chủ thẻ sau khi thẻ xanh 2 năm của họ hết hạn.
Định cư diện tay nghề Mỹ
Visa EB1- Định cư Mỹ theo diện tay nghề lao động ưu tiên không cần giấy chứng nhận lao động (Labor certification)
Người có kỹ năng đặc biệt trong khoa học, nghệ thuật, giáo dục, thương mại hoặc thể thao. Phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh tài năng/ thành tựu bời nhà nước hoặc quốc tế. ứng như vậy không cần phải có cung cấp công việc (job offers), miễn là họ được vào Hoa Kỳ để tiếp tục công việc trong các lĩnh vực mà họ có khả năng đặc biệt.
EB-1B: Giáo sư và nhà nghiên cứu nổi bật với ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong giản dạy hoặc nghiên cứu và được công nhận quốc tế.
EB-1C: Quản lý hoặc giám đốc điều hành Đa quốc gia đã được làm việc ít nhất một trong 3 năm trước đó bởi các liên kết ở nước ngoài, công ty mẹ, công ty con, hoặc chi nhánh của người sử dụng lao động Mỹ.
Visa định cư EB-2
Những chuyên gia có trình độ cao được mời làm việc ở Mỹ. Những người lao động có khả năng đặc biệt được đề nghị làm việc ở Mỹ. Những người lao động có khả năng đặc biệt hoặc trình độ cao sẽ làm lợi cho quốc gia Mỹ. Visa diện việc làm ưu tiên 2 (Visa EB-2) dành cho những lao động nước ngoài có trình độ cao hoặc có khả năng đặc biệt di dân vì lợi ích quốc gia. Visa này chủ yếu cấp cho những người dân Trung Quốc hoặc Ấn Độ.
Visa định cư EB-3
Dành cho các lao động lành nghề, lao động không có chuyên môn, và các lao động có chuyên môn. Đối với những lao động trong diện EB-3 phải chứng minh được ít nhất 2 năm kinh nghiệm và bắt buộc phải có Chứng chỉ Lao động của Bộ Lao động Mỹ (PERM).
Visa định cư Mỹ EB-4
Visa diện việc làm ưu tiên 4 (Visa EB-4) dành cho các di dân đặc biệt, người làm việc tôn giáo.
Visa định cư EB-5
Loại visa định cư Mỹ dành cho các nhà đầu tư nước ngoài. Để có thể xin được visa loại chuong trinh EB5, các nhà đầu tư cần đảm bảo 2 yếu tố chính:
Đầu tư vào một doanh nghiệp Mỹ mà tạo ra ít nhất 10 công việc toàn thời gian trong vòng 2 năm cho công dân Mỹ. Khoản vốn đầu tư là $500.000 hoặc $1000.000.
Quyền lợi khi tham gia định cư Mỹ theo diện việc làm
Đối với mỗi loại visa định cư Mỹ theo diện việc làm, người định cư có những quyền lợi tương ứng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, dù được cấp visa định cư Mỹ loại nào, bạn cũng được hưởng những quyền lợi vô hạn sau: Được công nhận 2 quốc tịch. Được hưởng những quyền lợi như một công dân Mỹ: sinh sống tại Mỹ, tự do ra vào Mỹ và hơn 120 quốc gia khác, có quyền bảo lãnh người thân sang Mỹ, con cái được hưởng các quyền lợi tại Mỹ
+ Sống trong môi trường làm việc tốt nhất thế giới.
+ Nhận thẻ xanh vô điều kiện, nhập tịch Mỹ.
Khánh Ngọc (SSDH) – Tổng hợp