Sẵn sàng du học – Trong vài tháng sắp tới, một số bạn sẽ nghe nhiều về khái niệm phù hợp, cụ thể là : "Match" và "Fit" liên quan đến các trường đại học và mối quan hệ với sinh viên tương lại của trường. Nhiều trường cao đẳng và đại học với chương trình học kéo dài bốn năm dành cho học sinh trung học vừa tốt nghiệp có thể dễ nản chí nếu họ phải bắt đầu lại từ vạch xuất phát. Dù đã phác sẵn một danh sách sơ bộ trong đầu, nhưng việc xem xét hai khái niệm này như một sự hướng dẫn sẽ rất có lợi.
Nhiều học sinh có định hướng rõ ràng đối với các học viện mà mình sẽ theo học, thông qua mối quan hệ gia đình, sự giới thiệu của nhà trường hoặc kinh nghiệm của bạn bè. Nhiều người lại có khát khao mong muốn được theo học các trường uy tín (Ivies) hoặc các trường cao đẳng và đại học cao cấp khác. Suy cho cùng, việc cân nhắc hai khái niệm "Match" và "Fit" có thể giúp cân bằng các định hướng và mong muốn đó với thực tế về nhân cách và khuynh hướng của một cá nhân.
Những động lực thúc đẩy này có thể là khởi đầu cho cuộc tìm kiếm trường đại học, nhưng lại không phải là sự kết thúc. Trước khi danh sách các trường đại học được chốt và các đơn đăng kí học được gửi đi, nhiều yếu tố sẽ được cân nhắc. Một số câu chuyện gần đây về các sinh viên nhận vào học tại 8 trường uy tín (Ivy League schools) đã làm lu mờ thực tế là tất cả các trường đó khác nhau nhiều về môi trường học, cấu trúc chương trình học, và thậm chí là địa điểm. Giả sử một sinh viên có thể học ở tất cả ngôi trường đó cùng lúc, họ sẽ phải chéo lái bằng cách này hay cách khác để thích ứng với môi trường hoàn toàn khác nhau tại trường. Nói cách khác, người đó phải có thêm bảy nhân cách khác nhau để thành công, hệt như cốt truyện trong bộ phim kinh dị về tâm lý, nhưng tuyệt nhiên không phải là kịch bản cho một nền giáo dục tốt.
Để tránh tình huống có phần giống viễn cảnh phim "Three Faces of Eve" này, chúng ta cần phải xem xét "Match" và "Fit" – những khái niệm đề cập đến mức độ đạt yêu cầu của việc nhập học và mức độ hòa nhập vào cuộc sống học tập, xã hội, sinh hoạt chung trong nhà trường của sinh viên.
Khái niệm "MATCH" – phù hợp với KHẢ NĂNG của bản thân, chủ yếu đề cập đến: GPA và các điểm thi. Khi xem xét tiểu sử các trường đại học, hãy nhìn vào các số liệu của khoảng 50% ở giữa (the mid-fifty percent figures) ở mỗi trường. (Đây là tiêu chuẩn báo cáo hiện nay, trái ngược với mức trung bình, thường được hiểu là mức đầu vào tối thiểu). Nếu một ứng viên tiềm năng nằm trong phạm vi này, thì đó có thể là sự phù hợp hoàn hảo về mặt học thuật. Nếu các ứng viên nằm dưới mức của phạm vi này, việc vào trường có thể vẫn là một trận tranh đấu, bởi 25% mỗi mức trong phạm vi có điểm số đó đã được chấp nhận.
Mặc dù vậy, việc đáp ứng hoặc vượt qua con số đó không chắc chắn đảm bảo một lời mời nhập học. Một cách đơn giản, nó giống như việc một sinh viên ở trong sân bóng chày và có thể chơi một vài hiệp. Nhiều yếu tố khác, giả sử như tỉ lệ đánh rớt của một trường là 95%, có thể ảnh hưởng đến những thứ xảy ra khi ở hiệp thứ 9, các gôn đều vào vị trí.
Khái niệm "FIT" – phù hợp với NHU CẦU của bản thân thì mơ hồ hơn nhiều, đề cập đến mức độ mà các sinh viên tương lai có thể hòa nhập với môi trường học viện ngay khi đến đây. Sinh viên cũng cần phải cân nhắc về tính cách bản thân khi quyết định nộp đơn vào một trường nào đó.
Tôi thường hỏi sinh viên rằng liệu họ cân nhắc bản thân là "người thực hiện" (doers) hay là "nhà tư duy" (thinkers) khi bắt đầu tiếp nhận ý kiến này. Những "người thực hiện" thường có khuynh hướng muốn học tại những trường mà họ có thể áp dụng lý thuyết vào luyện tập và tham gia vào những hoạt động khó khăn trong nghiên cứu, đào tạo, trong phòng thí nghiệm, hay thậm chí trong sản xuất nguyên mẫu cơ khí. Trong chuyến đi đến Học viện Bách khoa Worcester (WPI) ở Massachusetts vài năm trước đây, tôi chứng kiến một nhóm sinh viên đã chứng minh được một cánh tay cơ khí mà họ tạo ra có thể giúp ích những người bị Hội chứng đa xơ cứng (MS) kiểm soát được cử động của bản thân. Đó là khoảnh khắc đầy cảm hứng và họ cũng rất say mê công việc của mình. Tất nhiên, có nhiều cách để "thực hiện" ("do") những công việc trong trường, nhưng đối với những sinh viên năng động không ngừng nghỉ, thì khả năng chủ động tham gia vào một dự án đem lại kết quả thật sự được xem là một phần thiết yếu trong chương trình đại học.
Các "nhà tư duy" thường thấy thoải mái hơn khi làm việc trong lớp, đọc và viết, thảo luận, phân tích lý thuyết, v.v … Họ thường có khuynh hướng nội tâm hơn những "người thực hiện". Các trường đại học như Amherst hoặc Kenyon hay Reed có thể phù hợp đối với những sinh viên theo khuynh hướng này.
Trên thực tế, hầu hết sinh viên đều nói với tôi rằng họ ở có cả hai khuynh hướng, tất nhiên đây không phải là một câu hỏi cần câu trả lời rõ ràng, nhưng nó lại vẽ ra một cách để thấy được mong muốn của bản thân. Những sinh viên theo khuynh hướng "người thực hiện" đã chuyển hoặc thậm chí rời khỏi các học viện dành cho người theo khuynh hướng "nhà tư duy", bởi họ nhận ra, có lẽ hơi muộn, rằng họ thực sự muốn nhìn thấy mọi thứ được thực hiện thay vì chỉ nghĩ đến chúng. Gần như tất cả họ đều cảm thấy tốt hơn khi đã rời đi.
Thêm vào đó, hầu hết các trường đại học hiện nay, hơn bao giờ hết, đều có sự kết hợp tốt hơn giữa việc "thực hiện" và "suy nghĩ". "Học tập dựa trên kinh nghiệm", các nghiên cứu quốc tế, sự gắn bó với cộng đồng và nhiều cơ hội khác cho phép sinh viên kết hợp lý thuyết với thực tiễn theo những cách thú vị khác nhau. Tuy nhiên, những sinh viên với khả năng đánh giá điều gì là quan trọng có thể đưa ra những quyết định đúng đắn.
Mọi người thường giải thích "Fit" như là "một nơi có những người như mình". Nhưng đối với một sinh viên táo bạo đến từ bang Connecticut như Frank Bruni của tờ New York Times, điều này nghĩa là phải nhắm mắt làm liều và theo học Đại học North Carolina chứ không phải Yale. Và thay vì đi theo con đường mòn, ông đã chọn cách đắm mình trong một nền văn hoá khác, và hưởng lợi từ những trải nghiệm. Một sinh viên đô thị lựa chọn một trường đại học nông thôn hoặc ngược lại có thể chứng minh một khía cạnh của "Fit" – niềm mong muốn trải nghiệm "sự khác biệt" trong một khoảnh khắc quan trọng của cuộc đời.
Các học sinh năm cuối trung học nên ghi nhớ những khái niệm này khi tìm hiểu. Việc nộp đơn vào một trường đại học không thể chỉ vì cái tên hay điều kiện. Một sinh viên (đứng trong Top đầu lớp, vận động viên 3 môn thể thao, năng động và ưa nhìn) mà tôi từng dứt khoát chiêu mộ cho Đại học Amherst, cuối cùng đã chọn Harvard. Bốn năm sau, tôi tình cờ nhận được bức thư mà cậu ấy viết cho tôi trong quá trình nhập học. Tôi cũng tò mò viết thư phản hồi lại để xem anh ta thích Harvard như thế nào. Và lời hồi âm đến từ Ft. Benning, Georgia cho biết cậu đã rời khỏi Harvard từ năm thứ hai để gia nhập quân đội.
Cậu ấy ta hỏi tôi nghĩ thế nào về quyết định đó. Nhớ lại những điều bản thân nhận ra được từ cậu trong quá trình nhập học, tôi đáp rằng, cậu hẳn đã nghĩ Harvard sẽ là tấm vé vàng cho một cuộc đời thuận lợi sau này, tuy nhiên cậu sẽ sớm nhận ra sự khác biệt ngay khi đặt chân tới đây. Cậu ấy cũng làm tác giả ngạc nhiên khi đồng ý với lời tôi nói. Cậu đã phục vụ hết một nhiệm kì với tư cách của một người lính bộ binh (gồm cả một chuyến đi làm nhiệm vụ tại Hàn Quốc) trước khi trở lại Harvard và không còn hứng thú với việc chạy theo tấm bằng nữa. Có lẽ nhiều đắn đo suy nghĩ vào lúc ấy đã tạo ra sự khác biệt.
Không có công thức nào cho sự phù hợp: "Match" và "Fit" với trường đại học. Sau tất cả, chung quy là cứ nhắm mắt làm liều sau khi đã xem xét tất cả các khả năng và những thứ không thể lường trước được. Thế nhưng, việc dành thời gian để nhìn sâu vào bản thân có thể đem lại sự khác biệt lớn trong chính những phân tích cuối cùng của bạn.
Thái Hải (SSDH) – Theo Scholarship Planet