Sẵn sàng du học – Bạn đang có ý định du học ngành Business nhưng lại không biết phải bắt đầu từ đâu. Có quá nhiều câu hỏi khiến bạn bối rối, đặc biệt là trong quá trình apply cho các trường đại học?
Hãy cùng Sẵn Sàng Du Học giải đáp mọi thắc mắc trong bài viết dưới đây với 18 câu hỏi thường gặp trong quá trình apply cho các trường Kinh doanh nhé!
1. Business School giảng dạy những chuyên ngành nào?
Business là một trong những lĩnh vực có phạm vi đào tạo vô dùng đa dạng. Ứng tuyển vào các trường đại học Kinh doanh bạn có thể lựa chọn một trong những chuyên ngành như: Accounting, Business Administration, Business Management, Communications, Economics and Econometrics, Entrepreneurship, Finance, Human Resources, International Business….
2. Trường kinh doanh (Businees school) có cung cấp chương trình cử nhân hay không?
Thông thường các trường chuyên đào tạo về Business sẽ không cung cấp chương trình cử nhân, bởi mục đích hoạt động của các cơ sở giáo dục này là nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu hơn của sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học.
3. Những yêu cầu cơ bản về apply vào trường kinh doanh (Businees school) là gì?
– Bằng tốt nghiệp chương trình Cử nhân
– Bảng điểm học tập từ trường đại học hoặc cao đẳng của bạn
– Bằng chứng về trình độ tiếng Anh (ví dụ: IELTS / TOEFL)
– Kết quả kiểm tra tuyển sinh sau đại học (ví dụ: GMAT / GRE)
4. Bằng Cử nhân do trường ở VIệt Nam cấp có được công nhận không?
Mỗi nền giáo dục có những đặc điểm riêng và khác biệt nhất định so với của các nước khác. Thông thường, nếu bằng ở Việt Nam của bạn đủ điều kiện giúp bạn theo học bậc Thạc sĩ ở Việt Nam thì bằng này cũng sẽ được công nhận ở nước ngoài. Để chắc chắn về yêu cầu này, bạn nên truy cập vào trang web của trường mình dự định học để kiểm tra chính xác.
5. Yêu cầu về ngoại ngữ như thế nào?
Nếu bạn đến từ một nước không sử dụng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ thì bạn cần phải chứng minh khả năng sử dụng ngoại ngữ này của mình thông qua các chứng chỉ quốc tế như IELTS hay TOEFL.
6. Nếu tôi không đạt yêu cầu về ngoại ngữ thì có thể được nhận vào trường hay không?
Câu trả lời là không. Yêu cầu về ngoại ngữ là một trong những điều kiện tối thiểu để đặt chân vào ngưỡng cửa các trường đại học quốc tế. Bạn nên trau dồi kĩ năng tiếng Anh của mình một cách kĩ lưỡng không chỉ để đạt yêu cầu của trường mà còn để thích nghi và học tập một cách hiệu quả.
7. Sẽ có những bài kiểm tra đầu vào nào?
Một số bài kiểm tra phổ biến mà các trường Kinh doanh thường yêu cầu sinh viên hoàn thành bao gồm:
– GMAT (Graduate Management Admission Test): là bài thi tiêu chuẩn nhằm đánh giá trình độ và khả năng tiếp thu của học viên khi nộp đơn vào các chường trình cao học chuyên ngành quản trị kinh doanh tại các trường đại học Hoa Kỳ. Cấu trúc bài thi GMAT bao gồm 3 phần: ngôn ngữ, toán định lượng và viết luận phân tích.
– GRE (Graduate Record Examination): là bài kiểm tra tiêu chuẩn được sử dụng trong việc xét điều kiện nhập học sau đại học (Master hoặc PhD) ở các chuyên ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội (trừ Y, Dược, Luật) tại Mỹ.
8. Chi phí thi lấy chứng chỉ GMAT và GRE là bao nhiêu?
– GMAT: US$250
– GRE: US$195
9. Tôi có thể apply cho trường thông qua con đường nào?
Điều này phụ thuộc vào quy định của từng trường cũng như từng quốc gia. Bạn nên truy cập trực tiếp vào trang web của trường để tìm hiểu chi tiết.
10. Hồ sơ apply bao gồm những tài liệu nào?
Thông thường, hồ sơ apply cho chương trình học tại các trường Business sẽ bao gồm:
– Bài luận nêu mục đích theo học
– Bảng điểm bậc học trước, chứng chỉ tiếng Anh
– Thư giới thiệu
– CV/resume
– Kết quả bài kiểm tra đầu vào
– Bản photo hộ chiếu
11. Tôi có phải trả phí xét duyệt hồ sơ hay không?
Có. Mỗi trường có quy định khác nhau về mức phí này song đều không quá US$100.
12. Tôi có phải tham gia phỏng vấn với hội đồng tuyển sinh không?
Câu trả lời là tùy thuộc vào từng trường. Song nếu bạn là một sinh viên quốc tế thì cuộc phỏng vấn có thể được diễn ra online để thuận tiện hơn.
13. Kinh nghiệm làm việc có phải là một yêu cầu bắt buộc?
Với các bằng cấp như MBA thì việc sở hữu kinh nghiệm làm việc là một trong những yêu cầu vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, việc trải nghiệm trong môi trường thực tế không chỉ giúp bạn trở thành ứng viên phù hợp với yêu cầu của trường mà còn giúp việc liên hệ kiến thức chuyên môn với tình huống thực tế trở nên dễ dàng hơn.
14. Tôi có thể apply cho trường Kinh doanh trước khi hoàn thành chương trình cử nhân hay không?
Điều này tùy thuộc vào từng trường. Trong trường hợp trường cho phép, bạn nên chuẩn bị một số tài liệu từ trước trong đó có việc hoàn thành kì thi lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.
15. Tôi có thể bảo lưu kết quả trúng tuyển hay không?
Hầu hết các trường đều cho phép sinh viên bảo lưu kết quả của mình trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, chi phí cho việc bảo lưu sẽ là 500 đô la Mỹ đến 1.500 đô la Mỹ.
16. Có bất kì giới hạn nào về tuổi tác nào đối với sinh viên trường Kinh doanh không?
Ở một số quốc gia, việc hạn chế độ tuổi đối với các chương trình giáo dục đại học là điều phổ biến. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, miễn là bạn có kinh nghiệm cần thiết (thường là tối thiểu ba năm học đại học, cộng với kinh nghiệm làm việc bắt buộc) và đáp ứng tất cả các yêu cầu khác thì dù bạn lớn hơn nhiều tuổi so với các sinh viên cùng apply, bạn vẫn được theo học bình thường.
17. Mức học phí trung bình của trường Kinh doanh là bao nhiêu?
Các chương trình như MBA hoặc bằng cấp chuyên môn cao khác sẽ đắt hơn nhiều so với các bằng sau đại học thông thường. Để biết thông tin về học phí cho các chương trình cụ thể, bạn nên liên hệ trực tiếp hoặc tra cứu trên trang web chính thức của trường.
18. Sinh viên trường Kinh doanh có cơ hội được nhận học bổng hay không?
Chính vì mức học phí tương đối đắt đỏ song lại có một lượng lớn sinh viên theo học nên các chương trình như MBA hứa hẹn rất nhiều cơ hội học bổng. Bạn có thể tìm kiếm về các học bổng này theo nhóm học bổng của trường, học bổng Chính phủ. Một số học bổng có thể kể đến như: học bổng toàn phần MBA 1+1 OXFORD PERSHING SQUARE 2018, Học bổng MBA Nhà lãnh đạo tương lai, Cao đẳng Hoàng gia London, Anh.
Người dịch: Ánh Dương (SSDH)