10 cuốn sách giúp bạn hiểu con hơn và nuôi dạy chúng trở thành những đứa trẻ tử tế

0

Sẵn sàng du học – Nuôi dạy những đứa trẻ biết thể hiện sự đồng cảm và lòng tốt đối với người khác là một trong những nguyện vọng lớn lao nhất đối với cha mẹ ngày nay.

Các nghiên cứu đã chứng minh việc đọc cho trẻ những cuốn sách truyền tải các thông điệp tích cực, là một phương thức dạy đạt hiệu quả cao đáng kinh ngạc.

Giống như công dụng hữu hiệu mà sách thiếu nhi đem lại, sách nuôi dạy con cái cũng có thể giúp các bậc phụ huynh thấm nhuần bài học về lòng trắc ẩn, sự vị tha, lòng tốt và tình bạn ở trẻ.

1. "UnSelfie", tác giả Michele Borba

Nhà tâm lý học giáo dục Michele Borba đã giải quyết điều mà bà gọi là tình trạng "thiếu cảm thông" ngày càng lớn của giới trẻ, ở trong cuốn sách "UnSelfie: Why Empathetic Kids Succeed in our All-About-Me World" này.

Cuốn sách có các bước hành động cụ thể để chỉ dẫn bạn trong việc nuôi dạy những đứa trẻ thông minh, giàu cảm xúc hơn.

2. "How to Raise Kind Kids" – "Cách nuôi dạy những đứa trẻ tử tế", tác giả Thomas Lickona 

Bạn có thể dạy một đứa trẻ trở nên tử tế?

Câu hỏi quan trọng này đang trở thành một vấn đề cấp bách khi văn hóa của chúng ta đang ngày càng bị bào mòn và chia rẽ.

Tất cả chúng ta đều muốn con mình trở nên tử tế. Một nhà tâm lý học phát triển nổi tiếng thế giới, Tiến sĩ Thomas Lickona đã lãnh đạo phong trào giáo dục trẻ em tại các trường học trong 40 năm. Hiện tại, ông chia sẻ với cha mẹ các công cụ quan trọng mà họ cần để mang lại không khí chan hòa và thúc đẩy sự hợp tác giữa các thành viên trong gia đình. Lòng tốt không bao giờ đứng một mình. Nó cần rất nhiều những đức tính thiết yếu khác đi kèm như lòng can đảm, tự chủ, tôn trọng và biết ơn.

Cuốn sách "How to Raise Kind Kids" sẽ giúp bạn chia sẻ sự tôn trọng và biết cách tổ chức các cuộc họp gia đình để giải quyết những vấn đề dai dẳng. Đưa ra sự kỷ luật trong việc xây dựng tính cách hoặc cải thiện mối quan hệ của bạn với con cái, nhằm mục đích hướng bọn trẻ đến một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn hơn.

3, "The Happy Kid Handbook", tác giả Katie Hurley

Trong "The Happy Kid Handbook: How to Raise Joyful Children in a Stressful World", nhân viên công tác xã hội lâm sàng, Katie Hurley đã chia sẻ các chiến lược để nuôi dạy những đứa trẻ biết cảm thông, hạnh phúc và kiên cường.

ssdh-tre-em

 

4. "The Whole-Brain Child", tác giả Daniel Siegel và Tina Payne Bryson

Bác sĩ phẫu thuật thần kinh Daniel Siegel và nhà trị liệu tâm lý Tina Payne Bryson đã giải thích trong cuốn sách của mình rằng có hai kiểu khủng hoảng não bộ khác nhau.

"Khủng hoảng não trên" là quá trình khủng hoảng bắt nguồn từ vùng vỏ não. Trẻ dùng chức năng của tầng não cao hơn để suy nghĩ và lên kế hoạch khi nào sẽ nổi giận nhằm đạt được điều mình muốn. Trong cơn khủng hoảng não trên, trẻ có thể kiểm soát được cảm xúc của mình. Nếu nhận được điều mình muốn, trẻ có thể ngừng phản ứng này ngay lập tức.

"Khủng hoảng não dưới" liên quan tới một phần não khác và đòi hỏi kiểu phản ứng khác biệt so với não trên. Khi vùng não này bị khủng hoảng trẻ sẽ trở nên giận dữ, sợ hãi, phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy. Đồng thời chức năng của tầng não cao hơn "bị tắt đi" và trẻ không thể kiểm soát cảm xúc của mình.

Theo Siegel và Bryson, khi cố gắng xoa dịu đứa trẻ đang giận dữ, tốt nhất là hãy tiếp xúc, dùng giọng nói dịu dàng để an ủi giúp trẻ bình tâm trở lại. Sau đó, khi trẻ đã bình tĩnh và phần vỏ não hoạt động trở lại, bạn có thể nói về những gì đã xảy ra và phân tích cho trẻ hiểu.

5. "How to Talk So Kids Will Listen and Listen So Kids Will Talk", tác giả Adele Faber and  Elaine Mazlish

 

Trong cuốn sách " How to Talk So Kids Will Listen and Listen So Kids Will Talk", nhà giáo dục Adele Faber và chuyên gia giao tiếp Elaine Mazlish dạy cha mẹ cách đáp ứng cảm xúc của con cái, đồng thời giúp chúng trau dồi trí tuệ cảm xúc và kỹ năng giao tiếp.

6. "The Kindness Advantage"  – "Lợi thế của lòng tốt", tác giả Dale Atkins và Amanda Salzhauer

Trong cuốn sách "The Kindness Advantage: Cultivating Compassionate and Connected Children", nhà tâm lý học lâm sàng Dale Atkins và nhân viên xã hội Amanda Salzhauer cho thấy lòng tốt không chỉ là làm cho thế giới trở thành một nơi tốt hơn mà còn có lợi cho những người đang thể hiện nó.

7. "The Parents We Mean To Be", Richard Weissbourd

Trong "The Parents We Mean To Be: How Well-Intentioned Adults Undermine Children's Moral and Emotional Development", chuyên gia tâm lý Đại học Harvard Richard Weissbourd đã đưa ra một cách tiếp cận khác để nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc, thông minh về cảm xúc và toàn diện hơn.

8. "Teaching Kids to Be Good People" – "Dạy con trở thành người tốt", tác giả Annie Fox

Nhà giáo dục Annie Fox đã gửi gắm trong cuốn sách "Teaching Kids to Be Good People: Progressive Parenting for the 21st Century", những bài học về việc nuôi dạy những đứa trẻ có thể làm những điều tốt cho thế giới trong tương lai.

9. "Simple Acts" – "Những hành động đơn giản", tác giả Natalie Silverstein

Trong cuốn sách "Simple Acts: The Busy Family's Guide to Giving Back", tác giả Natalie Silverstein đã đưa ra lời khuyên thiết thực để nuôi dạy những đứa trẻ muốn giúp đỡ người khác.

10. "The Everything Parent's Guide to Emotional Intelligence in Children",  tác giả Korrel Kanoy

 

Trí tuệ cảm xúc của một đứa trẻ đã được chứng minh là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc liệu đứa trẻ đó có thành công sau này hay không. Một đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao (EQ) có khả năng tự kiểm soát, kiên cường và đồng cảm tốt. Tất cả các yếu tố này giúp xây dựng nền tảng cho một cuộc sống thỏa mãn và thành công hơn trong tương lai.

Với cuốn sach "The Everything Parent's Guide to Emotional Intelligence in Children", bạn sẽ học được cách giúp con mình:

– Cải thiện thành tích học tập và hành vi.

– Đạt được chánh niệm.

– Hiểu cảm xúc rõ cảm xúc của bản thân.

– Thông cảm với người khác.

– Cải thiện sự tự tin.

– Xây dựng khả năng phục hồi bên trong.

Cuốn sách này sẽ chỉ bạn cách chính xác để phát huy các kỹ năng EQ cốt lõi ở trẻ. Và cung cấp cho bạn tất cả những gì cần thiết để giúp trẻ đạt được tiềm năng lớn nhất của chúng.

Cá Domino (SSDH) – Theo Trí Thức Trẻ

Share.

Leave A Reply