3 hiểu nhầm phổ biến của du học sinh về tấm bằng Post baccalaureate

0

Sẵn sàng du học – Theo đuổi tấm bằng Y ở nước ngoài đặc biệt là các nước có nền giáo dục hàng đầu như Mỹ và Anh là một con đường dài, đòi hỏi sự kiên trì của người học.

Thông thường các trường y tại Mỹ đòi hỏi sinh viên nộp đơn xin học phải hoàn thành chương trình dự bị (pre-med) tại các trường ĐH. Chương trình dự bị thường kéo dài ba năm, trong đó sinh viên phải học các môn khoa học cơ bản như sinh học, hóa học, hóa học hữu cơ, vật lý học… Sau đó sinh viên phải vượt qua kỳ thi MCAT (Medical College Admission Test) cực kỳ gắt gao mới có thể nộp đơn vào xin học tại các trường y.

college-graduation

Để được vào học Med – school, sinh viên phải sở hữu số điểm GPA (bậc cử nhân) tương đối cao cùng điểm MCAT suất sắc. Ngoài ra còn có các yêu cầu khác như luận văn, có thư giới thiệu từ một khoa chuyên ngành khoa học của trường đã theo học, và phải trải qua các vòng phỏng vấn ngặt nghèo.

Chính vì thế, đối với những ứng viên không sở hữu điểm số xuất sắc thì một trong những con đường để nâng cao khả năng đỗ vào trường y là theo học chương trình post baccalaureate. Tấm bằng post – baccalaureate tương đương với văn bằng 2 ở Việt Nam, trong đó người học phải sở hữu sẵn một bằng cử nhân thì mới được apply cho chương trình này.  Song cũng chính vì sự kì vọng vào tấm bằng này mà đã có rất nhiều quan niệm sai lầm về post – baccalaureate.

1. Tiêu chuẩn thấp

Nhiều người cho rằng việc apply cho chương trình post – baccalaureate là không hề khó khăn thậm chí những yêu cầu đầu vào cũng tương đối thấp. Nhưng thực tế là các nhà tuyển sinh có xu hướng lựa chọn những sinh viên mà họ cho là có tiềm năng để đỗ vào trường Y nên trình độ đầu cũng rất được họ quan tâm.

Ví dụ, chương trình Special Master's Program in Physiology của Đại học Georgettown yêu cầu số điểm MCAT tối thiểu là 31.7 và mức GPA của chương trình cử nhân mà ứng viên phải đạt được là 3.3. Tương tự như vậy, Đại học Tulane còn đưa ra những con số ấn tượng hơn khi điểm GPA mà họ đòi hỏi ở các sinh viên là 3.4/4.

2. Post – baccalaureate – “tấm vé thông hành” để đến với trường Y

Mặc dù việc hoàn thành chương trình văn bằng 2 sẽ giúp bạn củng cố được nền tảng học thuật của mình và cho các nhà tuyển sinh thấy tiềm năng cũng như sự cố gắng của mình. Song điều này không đồng nghĩa với việc cứ tốt nghiệp post – baccalaureate là bạn nghiễm nhiên trở thành sinh viên trường Y.

Một ví dụ cụ thể là ở đại học Georgetown, chỉ có 85% trên 100% sinh viên theo học văn bằng 2 tại đây đỗ vào trường Y của Georgetown.

3. Hội đồng tuyển sinh các trường Y “không ưa” những ứng viên sở hữu post – baccalaureate

Mặc dù việc phải theo học post – baccalaureate có thể khiến bạn mất tự tin khi đứng trước hội đồng tuyển sinh và bạn lo sợ rằng thành tích học tập không quá xuất sắc của mình trước đó sẽ khiến bản thân mất điểm ngay từ “vòng gửi xe”. Nhưng thực chất, các trường Y cũng rất quan tâm đến trình độ cũng như những nỗ lực ở thời điểm hiện tại của bạn. Việc bạn nhận thức được sự chưa hoàn hảo của bản thân ở những bậc học trước và cố gắng cải thiện chúng có thể chính là một điểm cộng bất ngờ trong mắt hội đồng tuyển sinh đấy!

Người dịch: Ánh Dương (SSDH)

Share.

Leave A Reply