8 điều tôi ước tôi biết trước khi chuyển đến Nhật Bản

0

Sẵn sàng du học – Bạn đang có kế hoạch chuyển đến Nhật Bản, dù trong tương lai gần hay xa? Đây là một cảnh báo trước dành cho các bạn: cho dù bạn có nghiên cứu và lập kế hoạch bao nhiêu đi chăng nữa, bạn sẽ không bao giờ chuẩn bị đầy đủ được cả. Chuyển đến một quốc gia khác là một quá trình dài đầy khó, và điều đó vẫn có thể tiếp tục như thế trong nhiều tháng sau khi bạn đã định cư.

Tin tốt là lối đi này đã có một nền tảng có sẵn nhất định, và có rất nhiều thứ để giúp bạn. Người Nhật rất hiểu về văn hóa ‘truyền miệng’ do người ngoài tạo ra nên thường sẽ cởi mở để giúp bạn thay đổi suy nghĩ và cảm thấy được chào đón.

Mặc dù bạn chắc chắn sẽ không thể nhớ được hết tất cả những lời khuyên bạn nhận được, nhưng đây là danh sách của tôi về những điều tôi đã tìm ra theo kinh nghiệm cá nhân, rằng tôi ước tôi đã biết trước hoặc khi bắt đầu lên kế hoạch của chuyến đi. Có lẽ nó sẽ giúp ích khi bạn ít nhiều đấy!

 

ssdh-du-hoc-nhat-ban-tokyo

1. Đừng chần chừ

Nếu bạn cũng có thói quen (như tôi) là luôn làm mọi thứ ở phút cuối cùng, thì bạn sẽ phải đối mặt với các vấn đề khá căng thẳng. Các khách sạn, phương tiện giao thông và các điểm tham quan nổi tiếng có thể sẽ phải đặt trước hàng tháng trong mùa du lịch cao điểm, khiến những người quyết định trễ phải tốn phí cao hơn và vô hình chung sẽ khiến những điều bạn nghĩ là khá đơn giản sẽ kéo dài thời gian. Truy cập internet cũng là một vấn đề đáng quan tâm, nhưng bạn cũng nên theo dõi những vấn đề liên quan đến tiền tệ hoặc visa của bạn. Hãy cho bản thân nhiều thời gian để chuẩn bị hơn khoản thời gian bạn nghĩ.

2. Tận dụng công nghệ

Điện thoại nắp bật rất dễ thương và có tất cả, nhưng điện thoại thông minh là một điều không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày và du lịch tại Nhật Bản. Thay vì sử dụng các ứng dụng mà bạn quen thuộc hiện tại, hãy chuyển sang các ứng dụng và trang web mà người dân địa phương sử dụng để có kết quả tốt nhất. Hyperdia là một công cụ vận chuyển chi tiết hơn Google Maps và Tabelog sẽ cung cấp cho bạn những món ăn ngon hơn Yelp, họ cũng có sẵn các phiên bản tiếng Anh. Tiện ích dịch ảnh của Google Dịch, đã cứu mạng tôi rất nhiều lần, hoặc ít nhất, đã cứu tôi khỏi việc cố gắng tìm kiếm một loạt các chữ Hán.

3. Đừng vừa ăn vừa đi

Tôi đã học được rất nhiều phép xã giao cơ bản trước khi đến Nhật Bản như không đi giày vào trong nhà, không tự châm lại đồ uống của bạn, đến đúng giờ có nghĩa là bạn đã đến muộn rồi đấy, nhưng đây mới là thứ khiến tôi ngạc nhiên. Ngay sau khi bắt đầu công việc, tôi được gọi vào văn phòng hiệu trưởng để thảo luận về việc trẻ em thấy tôi đi bộ trong khi ăn bánh rán đô-rê-mon như thế là không phù hợp! Và cho dù đó là gà hay trứng trong tình huống này, hầu như đấy không có bất kì thùng rác công cộng nào. Nếu bạn muốn một bữa ăn gọn nhẹ, hãy chọn một món tại một cửa hàng tiện lợi và ăn tại đó, trước khi vứt rác vào thùng đúng quy định.

4. Tặng những món quà nhỏ để bày tỏ lời cảm ơn

Nhật Bản là nơi có một nền văn hóa tặng quà rất phong phú. Tôi đã quen thuộc với nghi thức omiyage – đồ lưu niệm là thực mang về cho đồng nghiệp của bạn sau khi thực hiện một chuyến đi – và kèm theo đó là sự chân thành. Điều đó cũng có thể áp dụng khi ai đó giúp bạn. Thay vì cố gắng dịch lời cảm ơn của bạn sang tiếng Nhật thì một món quà vừa túi tiền có thể mang hiệu quả hơn nhiều để truyền đạt lòng biết ơn. Nhiều đồng nghiệp cũng chuẩn bị những túi kẹo được bọc riêng từng phần nhỏ trong bàn của họ, và họ sẽ chia sẻ chúng xem như trả ơn những ân huệ nhỏ, hoặc chỉ đơn giản là vào cuối ngày bận rộn.

5. Tiếp tục học tiếng nhật

Trớ trêu thay, sống ở Nhật Bản có thể làm cho việc học tiếng Nhật trở nên khó khăn hơn, hoặc ít nhất là sẽ tạo ra những thách thức nhất định cho bạn. Thật dễ dàng để kiếm cớ cúp học: ‘Mình đã nói tiếng Nhật với mọi người cả ngày! Tôi cần nghỉ ngơi.’ Và nó cũng dễ khiến bạn đánh mất hy vọng làm chủ ngôn ngữ khi bạn nhận ra mình không hiểu được bao nhiêu. ‘Tiền trung cấp thật sự rất khốc liệt là có thật’; là một cấp bậc mà bạn biết đủ và bạn có thể vượt qua điều đó. Đừng bỏ cuộc! Tập trung vào việc học, đừng lo lắng bạn sẽ cải thiện chậm vì bạn sẽ cải thiện điều đó một cách đều đặn. Hãy nhớ không có gì tốt hơn ngoài việc học.

6. Yêu cầu giúp đỡ

Nghe có vẻ đơn giản, nhưng xu hướng của người nước ngoài thường là cố gắng tự mình tìm ra mọi thứ. Bạn đã từng là một người trưởng thành có khả năng và độc lập, vì vậy đôi khi bạn sẽ cảm thấy bực bội vì cảm giác mình như một đứa trẻ bất lực, cần người khác nắm tay để hoàn thành nhiệm vụ kể cả khi nó chỉ là một nhiệm vụ đơn giản. Nhưng hãy yêu cầu trợ giúp vì nó không chỉ đảm bảo rằng bạn sẽ thích nghi nhanh hơn, nó còn cho người khác thấy bạn muốn học và bạn đã nỗ lực vì điều đó.

7. Hãy quan sát

Có lẽ lời khuyên hữu ích nhất tôi có thể đưa ra là hãy rèn luyện bản thân trở nên quan sát hơn. Hãy chú ý những gì người Nhật nói hoặc làm, những điều khác với những gì bạn đã từng nói hoặc làm, và sau đó chỉ cần học y như vậy là.

( lưu ý: tất nhiên hãy học hỏi và rút ra kinh nghiệm một cách lịch sự và nho nhã. Đừng tỏ vẻ ta đây bạn nhé!). Mimicry được xem là một đặc điểm gây phiền nhiễu trong văn hóa phương Tây, nhưng nó lại là một đặc sản trong việc giúp điều hướng xã hội cứng nhắc của Nhật Bản. Khi bạn bắt đầu mở rộng tầm nhìn, nghi thức sẽ trở nên ít nhầm lẫn hơn.

8. Bạn sẽ phải lòng..

Nhật Bản xinh đẹp, thuận tiện, thoải mái và hấp dẫn theo cách mà ít nơi nào khác có được. Bạn nên biết rằng sau khi bạn sống ở đó, bạn khó có thể sống ở bất cứ nơi nào khác mà không mơ về những ngày ở Nhật Bản. Trân trọng nó, và tận dụng một cách tốt nhất thời gian của bạn!

Người dịch: Ngô Hoàng Thúy Vy (SSDH)

Share.

Leave A Reply