Canada: Nhận Job offer sau khi thực tập có dễ không?

0

SSDH – Job offer và intership (thực tập) rất quan trọng với bất kì du học sinh Canada nào. Khi bạn thực tập, cần phát huy hết khả năng để nhận được job offer nhé. Vậy nhận job offer sau khi thực tập có dễ không? Cùng SSDH xem bài viết sau nhé.

job offer sau intership

Bài viết được chia sẻ trên group Canada không xa, trước đó group cũng chia sẻ với các bạn về những chú ý khi thực tập tại Canada. Hiện tại, các bạn tiếp tục cùng lắng nghe về vấn đề nhận Job offer sau khi thực tập. Chúc các bạn thành công.
IQ hay EQ?
Nếu 10 năm trước, thuật ngữ IQ xuất hiện nhan nhản trên báo đài. Các sản phẩm giúp tăng trưởng IQ như thực phẩm chức năng hay sữa được quảng cáo rầm rộ và bán ồ ạt. Các trường cũng mang các bài kiểm tra IQ để test năng lực của học sinh. Không ngoại lệ, các công ty tập đoàn lớn nhỏ cũng dùng nó để tuyển chọn ra người phù hợp trong công việc.
Nhưng dạo những năm gần đây, khi thế giới phẳng và dân trí có phần được nâng lên. Bằng cấp cũng không còn được dùng làm thước đo, phân chia cấp bậc xã hội nữa. Người ta nhận ra rằng, người có IQ cao lúc này không thiếu. Chính vì vậy, chỉ số thông mình chỉ mới là điều kiện cần, nhưng điều kiện đủ là làm sao người nhân viên có thể làm việc tốt, phát huy hết năng lực và quan trọng nhất là hòa hợp với môi trường công sở mới thực sự quan trọng. Chính vì vậy một thuật ngữ mới ra đời là EQ – Chỉ số cảm xúc.
a. Người có chỉ số cảm xúc cao là sao?
EQ là viết tắt của từ Emotional Quotient có nghĩa là chỉ số thông minh cảm xúc của mỗi người. Một chỉ số dùng để đo lường trí tưởng tượng, sáng tạo, thấu hiểu cảm xúc của một người. Chỉ số này được xét trên nhiều góc độ như thấu hiển bản thân, cảm thông với người khác và kết nối xã hội. Mình chỉ tập trung vào yếu tố cảm thông và kết nối xã hội.
Một ví dụ cho người có EQ tốt là người nhạy cảm với các biểu hiện tình cảm của người khác. Nhìn nhỏ đồng nghiệp mascara hơi nhòe là biết hôm nay bạn ấy gặp bão lòng rồi, phải vỗ về an ủi hay mua ngay một cốc trà sữa. Nhìn sếp cau mày một cái là phải tự hiểu chắc báo cáo thiếu số liệu mình vừa nộp có vấn đề và đây không phải là lúc yêu cầu tăng lương giảm giờ làm…
b. Chỉ số EQ thì liên quan gì tới cơ hội được nhận việc của tôi?
Vì trong một công ty, nhân sự là cốt lõi. Công ty, tập đoàn có thể đầu tư nghìn tỉ vào máy móc để cắt giảm nhiều khâu và tăng năng suất, nhưng không thể thay thế vai trò của con người được. Và điều làm con người khác máy móc chính là chúng ta có cảm xúc hỉ – nộ – ái – ố.
Trong cuốn “Bí mật của cảm xúc” có nói “Nếu bạn điều khiển được cảm xúc của một người, bạn sẽ điều khiển được hành vi của người ấy”.
Để tồn tại trong công việc, không phải chuyên môn bạn giỏi là đủ, nhưng bạn có hòa hợp với đồng nghiệp, nhân viên hay cấp dưới hay không?
Nếu bạn đã từng đi làm thì cũng từng chứng kiến cảnh cơm không lành canh không ngọt do đồng nghiệp hay cấp dưới bất hợp tác trong công việc. Hoặc nếu bạn đang đi học thì chắc cũng nếm trải nhiều lần phải gánh team vì các bạn khác không chịu hợp tác để làm đồ án. Chẳng phải là lỗi của bạn, đồng nghiệp hay đồng môn. Chỉ đơn giản là chúng ta không nắm bắt được cảm xúc của người khác và vì thế không có sự thấu hiểu, kết nối trong công việc và cuộc sống đấy thôi.
Sếp của bạn sẽ luôn để ý những biểu hiện đó trong quá trình bạn thực tập hay thử việc sau này.
c. Làm cách nào để tăng EQ?
Cách luyện tập dễ nhất là tập quan tâm tới người xung quanh bằng cách chú ý đến cảm xúc của họ. Đôi khi nó không thể hiện ra bên ngoài như khóc lóc, cười nói. Một sự thay đổi nhỏ trong hành vi như cau mày, đóng cửa cái rầm, nói chuyện không nhìn thẳng vào mắt chẳng hạn cũng ẩn chứa bên trong rất nhiều thông điệp.
Điều tuyệt với là khi học du lịch, mình được học khá nhiều về dịch vụ khách hàng và trong quá trình tiếp xúc với các bạn Du học sinh mình cũng rèn luyện thêm khản năng quan sát để hiểu được nhu cầu cảm xúc của người xung quanh.
d. Áp dụng thực tế.
Những dẫn chứng này theo mình phân tích đều dựa trên nên tảng EQ, có thể bạn đọc sẽ thấy nó hơi khác, vì đây là suy nghĩ cá nhân của mình thôi.
– Khi đi internship, mình để ý cách 2, 3 ngày trong phòng ăn thường xuất hiện một hộp bánh hoặc một hộp chocolate với lời nhắn rất dễ thương dành cho mọi người. Ai vào nhìn thấy cũng rất vui vẻ. Sau này mình biết là do sếp mang đến, vì công việc trả lời khách hàng rất áp lực và thường xuyên bị phàn nàn, các bạn nhân viên rất căng thẳng và phải duy trì sự bình tĩnh. Chính nhờ những cử chỉ quan tâm này làm cho nhân viên thấy thích môi trường làm việc ở đây. Có người đã làm ở đây hơn 19 năm và nhận xét sếp của mình là one of the most favourite people over the world (một trong những người dễ thương nhất thế giới).
– 3 loại người dễ được lòng mọi người tại cơ quan. Người chăm chỉ, người vui tính và người biết hỗ trợ người khác. Do rào cản về ngôn ngữ và độ tuổi nên mình chọn làm người chăm chỉ và người biết hỗ trợ người khác. Mình luôn hỏi những nhân viên toàn thời gian có cần mình hỗ trợ thêm gì không ngay khi mình đã hoàn thành hết công việc trong ngày. Không phải việc nào mình cũng giúp họ được, nhưng chính sự nhiệt tâm và sẵn sàng hỗ trợ của mình phần nào khiến họ cảm thấy vui.
Mình luôn là người đi sớm nhất và về trễ nhất trong nhóm thực tập. Không bao giờ cầm điện thoại trên tay và luôn bận rộn khi có sếp cũng là một tips hay bạn có thể áp dụng. Các bạn người bản địa thường rất trẻ và với họ cv này không quan trọng lắm, nên họ thường làm việc cho có lệ và không để ý những vấn đề này lắm.
– Luôn tôn trọng tất cả các nhân viên dù họ đang làm cv gì. Trong chỗ thực tập mình để ý có 2 vị trí thường mọi người không quan tâm đó là lễ tân và lao công. Tuy nhiên, họ lại nắm giữ khá nhiều bí mật công sở và đôi khi một tác động của họ cũng khiến cả cục diện thay đổi. Mỗi khi đi làm và ra về mình đều chào họ và chúc một ngày tốt lành, có thời gian thì mua cho mỗi người một cốc Tims nho nhỏ.
– Ngày cuối cùng, mình mua tặng sếp một hộp chocolate. Cô ấy cực kì cảm động vì bên này không có văn hóa quà cáp phong thư như quê nhà. Ngay sau đó mình về viết một email cám ơn và kèm theo resume.
Chuyện gì đến phải đến thôi.
Job ở Canada không bao giờ là thiếu. Tuy nhiên, với work permit (giấy phép lao động) chỉ vỏn vẹn 3 năm, việc chọn lọc công việc phù hợp với lộ trình của bản thân mới mang yếu tố quyết định.
SSDH Team
Share.

Leave A Reply