Cuốn sách giải mã ‘hiện tượng’ Hàn Quốc

0

Sẵn sàng du học – Vào những năm 1960, GDP của Hàn Quốc còn thấp hơn cả Ghana, vậy mà giờ đây đã là nền kinh tế lớn mạnh thứ 13 trên thế giới và trông thật “sành điệu” làm sao.

Nếu bạn tò mò về diện mạo xứ sở kim chi vào khoảng 30 năm về trước và quá trình lột xác ngoạn mục, chinh phục thế giới thì cuốn sách Giải mã Hàn Quốc sành điệu của nhà văn Euny Hong sẽ làm khiến bạn thỏa mãn sự hiếu kỳ ấy.

Giải mã Hàn Quốc sành điệu (The Birth of Korean Cool) là tập hợp những câu chuyện và quan sát của Euny Hong, hiện đã là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng, về cách một quốc gia vươn lên dẫn đầu toàn cầu về kinh tế, công nghệ, giáo dục và pop culture (văn hóa đại chúng).

Cuốn sách đem đến một bức tranh sinh động và chân thực về một Hàn Quốc từ một nơi không hề sành điệu nay trở thành biểu tượng của sự sành điệu, họ tạo ra trào lưu và dẫn dắt xu thế.

Thời chưa hề sành điệu

Vào những năm 1985, Hàn Quốc vẫn là nước đang phát triển, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Nho giáo. Công nghệ thì nổi tiếng là dở tệ, cộng đồng người nước ngoài từng gọi công ty điện tử Samsung là Samsuck (chỉ sự kinh khủng, tệ hại). Hàn Quốc ngày trước từng cấm phụ nữ mặc váy ngắn, đàn ông để tóc dài, cấm cả nhạc rock’n’roll. Quả thực không hề sành điệu chút nào!

Ấy vậy, mà chỉ khoảng ba thập niên, tư duy của cả dân tộc thay đổi chóng mặt. Giờ đây, Hàn Quốc cho ra đời hàng hoạt những nhóm nhạc, phim truyền hình dài tập và cả những chiếc điện thoại thông minh bậc nhất thế giới. Chào mừng tới Hàn Quốc, chào mừng tới tương lai.

ssdh-giai-ma-han-quoc-sanh-dieu

 

“Họ gọi tôi làm gì? Tôi chỉ là dân PR thôi”

Sau hàng thập niên nỗ lực thoát nghèo, Hàn Quốc lại va phải con tàu chìm mang tên khủng khoảng kinh tế Châu Á dẫn đến việc phải vay nợ 57 tỷ USD. Tổng thống Hàn Quốc sắp nhậm chức lúc đó là Kim Dea – jung đã gọi điện cho TH Lee, một giám đốc của hãng PR toàn cầu Edelman tại Hàn Quốc nhờ giúp đỡ. Thật ngạc nhiên!

Cuộc gặp mặt giữa một tổng thống và một người làm PR đã hình thành nên chiến lược tái xây dựng hình ảnh thương hiệu quốc gia, tạo tiền đề giúp Hàn Quốc lột xác thành công sau này.

Pop culture đã được chọn là vũ khí đưa Hàn Quốc vươn tới mọi ngóc ngách trên thế giới. Phim ảnh, âm nhạc, ẩm thực, du lịch, thời trang,… tất cả mọi thứ đều được xây dựng và quảng bá có chiến lược và hiệu quả.

Nhìn xem Hàn Quốc cuốn hút đến mức nào

Với mục tiêu xuất khẩu pop culture ra thế giới, Hàn Quốc bắt đầu nhắm vào thị trường thế giới thứ ba như Đông Âu, các nước Ả Rập khiến họ say mê văn hóa Hàn Quốc. Cơn nghiện đã bắt đầu: Ở Iran, bộ phim cổ trang Nàng Dea Jang Geum nổi tiếng tới mức người dân bắt đầu sắp xếp giờ ăn để không trùng với giờ chiếu phim.

Bi trở thành ngôi sao Kpop đầu tiên vươn ra thế giới. Năm 2006, anh nằm trong top “100 ngưới có ảnh hưởng nhất đã định hình thế giới của chúng ta” do tạp chí Times bình chọn. Năm 2007, Bi có tên trong danh sách “Những người đẹp nhất” của tạp chí People.

Năm 2012, khi điệu Gangnam Style của nghệ sĩ Psy được đăng tải lên Youtube, đó là lúc Hàn Quốc nổ phát súng chấn động địa cầu  về ngành giải trí. Họ đã đưa âm nhạc Hàn Quốc đến được với phương Tây và lan ra cả thế giới. Video điệu nhảy Gangnam Style có số lượng người xem cao nhất mọi thời đại trên Youtube.

Hàn Quốc, đất nước đứng lên từ nghèo đói nay tỏa sáng lấp lánh trong mắt bạn bè quốc tế. Câu chuyện về xứ sở Kim Chi này thật khiến ai cũng phải cúi đầu khâm phục. Một quốc gia đã nỗ lực hết mình để chiến thắng chính những con quỷ trong bản thân cũng như tin rằng họ sẽ là một phần quan trọng của tương lai.

Euny Hong là nhà báo, nhà văn với nhiều kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực tin tức trên mạng, báo giấy và truyền hình. Bà đã từng quản lý một chuyên mục của tờ Financial Times và sản xuất nội dung web cho France24 ở Paris. Euny Hong thông thạo tiếng Anh, Pháp, Đức và Hàn Quốc, có bằng cử nhân Triết học của đại học Yale và từng nhận học bổng Fulbright.

Bà đã xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay có tên tiếng Anh Kept: A Comedy of Sex. Ngoài ra, Euny Hong là tác giả của nhiều bài viết được đăng tải trên New York TimesWasington PostWall Street Journal Europe,New Republic.

Cá Domino (SSDH) – Theo news.zing.vn

Share.

Leave A Reply