Sẵn sàng du học – Theo các chuyên gia giáo dục đại học, việc phủ quyết các khoản tài trợ nghiên cứu của cựu bộ trưởng giáo dục Úc Simon Birmingham có thể làm tổn hại danh tiếng như một quốc gia kiểu mẫu về tài trợ cho nghiên cứu và làm xói mòn niềm tin toàn cầu. Trong khi đó, ít nhất một nhà nghiên cứu đã chuyển đến Anh vì những lời từ chối.
Birmingham đã từ chối 11 dự án nhân văn được Hội đồng nghiên cứu Úc đề xuất vào năm tài chính năm ngoái, với tổng trị giá 4,2 triệu đô la. Các động thái kể từ đó đã được các bên liên quan coi là sự “can thiệp chính trị” và là “không chấp nhận được”.
Mặc dù động thái trên nằm trong phạm vi quyền từ chối tài trợ của bộ trưởng, giám đốc điều hành nhóm Tám uy tín Vicki Thomson nói rằng làm như vậy làm suy yếu hệ thống đánh giá ngang hàng và làm tổn hại danh tiếng quốc tế của Úc.
Trò chuyện với tờ The PIE News, Thomson kêu gọi chính phủ hãy “làm theo lời khuyên của chính mình” khi yêu cầu các trường đại học tăng tính minh bạch trong bối cảnh cuộc tranh luận chính trị ngày càng tăng về các bài phát biểu tự do tại các cơ sở.
“Chúng tôi nghĩ rằng đó rõ ràng là về chính trị, và nếu cựu bộ trưởng muốn giải thích lý do tại sao thì chúng tôi vui mừng lắng nghe”, giám đốc nói.
Trong một bức thư ngỏ từ Hội các trường đại học Australia, tất cả 39 trường đại học cũng đã lên án quyết định của Birmingham, nói rằng quyết định phủ quyết của Bộ trưởng trong hệ thống tài trợ nghiên cứu làm xói mòn niềm tin toàn cầu và danh tiếng của chúng tôi về nghiên cứu xuất sắc.
Giám đốc điều hành của Hội các trường đại học Australia, Catriona Jackson đã đặt câu hỏi về độ tin cậy của việc từ chối các khuyến nghị tài trợ từ Hội đồng nghiên cứu Úc – một cơ quan được chính phủ thành lập. Bà khẳng định: “Các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới của chúng tôi phụ thuộc vào một hệ thống tài trợ cho nghiên cứu trên cơ sở giá trị chúng tạo ra – đây là lý do tại sao chúng tôi dựa vào hệ thống đánh giá ngang hàng cạnh tranh để tài trợ cho các ứng dụng chất lượng cao nhất.”
Trong khi đó, Birmingham đã bảo vệ quyết định của mình, nói rằng tiền đã được chi cho các dự án nghiên cứu khác. “Tôi chắc chắn rằng hầu hết những người nộp thuế ở Úc thích tài trợ của họ được sử dụng cho nghiên cứu hơn là chi $ 223,000 cho các dự án như “Nghệ thuật phương Đông tại Eo biển Gibraltar,” ông viết.
Bình luận của ông đã nhận được sự chỉ trích thêm từ các bên liên quan, những người cáo buộc bộ trưởng thương mại, du lịch và đầu tư hiện đang coi thường nhân văn và làm giảm giá trị của họ đối với cộng đồng rộng lớn hơn.
Sự tiết lộ của 11 dự án cũng đã đưa ra ánh sáng việc các nhà nghiên cứu bị ảnh hưởng, tất cả đều không biết cựu bộ trưởng giáo dục đã can thiệp vào các đề xuất của họ.
Ít nhất một trong số các nhà nghiên cứu, Mark Steven, người đã gửi đề xuất tài trợ trị giá 335.000 đô la cho nghiên cứu “Red Hollywood: Phong cách cộng sản trước Danh sách đen, 1917-1950, tại Đại học New South Wales”, sau đó đã chuyển ra nước ngoài vì bị từ chối.
Ông cho rằng, các bộ trưởng có quyền can thiệp vào các thủ tục này. Họ không có chuyên môn về việc họ đang can thiệp, và làm như vậy là vi phạm thô bạo ý thức tự chủ – điều cần thiết nếu nghiên cứu là giữ lại chức năng quan trọng của nó.
Steven, hiện đang là giảng viên tại Đại học Essex, Anh, nói với The PIE rằng những lời từ chối có thật, ảnh hưởng tới con người, và việc di chuyển ra nước ngoài đã gây khó khăn cho gia đình ông. Ông đảm bảo rằng khoản tài trợ đó sẽ là một cách ở lại Úc, nơi vợ và con ông được sinh ra, lớn lên, được giáo dục và là nơi họ làm việc. Thay vào đó, cuộc di dân ra nước ngoài đã được thực hiện với sự rắc rối về kinh tế và tình cảm gây ra cho chính gia đình những người lao động.
Căng thẳng đã tăng cao giữa chính phủ liên bang và các trường đại học sau khi đóng băng tài trợ vào cuối năm 2017, trong đó, Birmingham cho biết các trường đại học nên cảm thấy “xấu hổ” nếu họ không thể tìm thấy 1,5% hiệu quả.
Người dịch: Hải Yến (SSDH)