Điều kiện quan trọng để đạt học bổng Du Học Australia

0

SSDH – Australia đã thiết lập một khung đảm bảo chất lượng trên toàn quốc được áp dụng cho toàn bộ hệ thống bằng cấp, chứng chỉ, nguồn đào tạo và các nhà cung cấp giáo dục.

 

Australia là nước cấp nhiều học bổng nhất cho Việt Nam vì thế cơ hội du học ở “xứ sở chuột túi” luôn rộng mở với các ứng viên đủ năng lực. Ngoài ra, việc cam kết quay trở về Việt Nam sau khi học xong là một điều kiện quan trọng giúp bạn có thể đạt được học bổng phát triển Australia.

 

Điều kiện quan trọng để đạt học bổng Du Học Australia

 

Bà Bettina Cooke – Tham tán Giáo dục, khoa học và đào tạo Australia tại Việt Nam sẽ trao đổi kỹ hơn xung quanh vấn đề này:

 

Xin bà cho biết tình hình du học sinh Việt Nam sang học tại Australia trong thời gian qua?

 

Tính đến cuối năm 2005, Australia đã đón 5.300 sinh viên Việt Nam du học theo diện tự túc hoặc có học bổng. Đến tháng 7/2006, số lượng này tăng thêm 400 em. Sinh viên Việt Nam có thành tích học tập rất tốt. Các cơ sở đào tạo của Australia đánh giá cao thành thích học tập của sinh viên Việt Nam. Rất nhiều người trong số họ đã dành được học bổng của trường và chính phủ Australia. Một số kết quả nghiên cứu của họ được đánh giá cao không chỉ tại Australia mà còn trên trường quốc tế.

 

Hệ thống đào tạo ở Australia có gì đáng chú ý, thưa bà?

 

Australia đã thiết lập một khung đảm bảo chất lượng trên toàn quốc được áp dụng cho toàn bộ hệ thống bằng cấp, chứng chỉ, nguồn đào tạo và các nhà cung cấp giáo dục. Khung Bằng cấp Quốc gia Australia chính là gốc của khung đảm bảo chất lượng, đảm bảo liên thông 17 cấp đào tạo từ cấp bậc phổ thông, đào tạo nghề, đào tạo đại học và trên đại học.

 

Mỗi một cấp bậc đào tạo được quản lý bởi các hệ thống chất lượng khác nhau như: Đào tạo đại học và sau đại học với AUQA, Đào tạo nghề với AQTF, phổ thông với những yêu cầu của từng bang và đào tạo Tiếng Anh với hệ thống NEAS.

 

Các trường đều có những yêu cầu đầu vào với tiêu chuẩn thống nhất áp dụng với cả sinh viên trong nước và sinh viên quốc tế. Một hệ thống đánh giá gồm nhiều phương pháp thông qua quá trình học tập của sinh viên sẽ được áp dụng để đảm bảo sinh viên sẽ có kết quả học tập chính xác nhất.

 

Bà có thể cho biết vấn đề cấp visa cho sinh viên Việt Nam đi du học tại Australia trong thời gian gần đây như thế nào?

 

Trong những năm gần đây, tỷ lệ cấp visa du học tăng lên đáng kể. Đó là do có nhiều người hiểu rõ hơn về hệ thống giáo dục Australia, chất lượng hồ sơ xin visa tốt hơn và các công ty tư vấn du học cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp hơn.

 

Đồng thời, văn phòng Visa và Thị thực Australia tại Việt Nam rất nỗ lực trong việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ tốt hơn đương đơn tại Việt Nam. Gần đây, Bộ Nhập cư và Đa văn hoá Australia (DIMA) giới thiệu trang web tạiwww.immi.gov.au các yêu cầu về thị thực. Đây là một bước tiến mới của DIMA trong công tác cung cấp thông tin cập nhật và chính xác nhất. Bằng việc hiểu rõ hơn về yêu cầu của visa, tỷ lệ thành công của những người xin visa sẽ cao hơn.

 

Hiện nay, chính phủ Australia đang làm gì để hỗ trợ cho sinh viên Việt Nam được học tập tại một môi trường giáo dục tiên tiến ở đây? Và đối với những người muốn xin học bổng thì cần quan tâm đến điều gì?

 

Hàng năm, chính phủ Australia cấp 150 suất học bổng toàn phần (học bổng phát triển Australia ADS) cho các ứng viên Việt Nam. Gần đây chính phủ Australia đã tăng gấp đôi số học bổng cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương lên 19.000 suất. Chương trình học bổng của Australia tập trung vào các lĩnh vực như đào tạo các nhà lãnh đạo quản lý tương lai, nghiên cứu, đào tạo chuyên môn, đổi mới…

 

Đối với những người quan tâm đến các suất học bổng phát triển Australia, thì một trong những yêu cầu để được xem xét học bổng là người nhận học bổng phải quay trở về Việt Nam sau khi học xong ở Australia.

 

Để tìm hiểu về các chương trình học bổng, ngoài trung tâm thông tin giáo dục Australia tại ĐSQ Australia ở Hà Nội và Lãnh sự quán Australia tại TPHCM, các bạn có thể truy cập vào các trang web sau:www.studyinaustralia.gov.au/scholarships;www.australianscho….

 

Xin cảm ơn bà!

 

Nguồn: Dân Trí

Share.

Leave A Reply