Du học: Lòng yêu nước không liên quan chuyện trở về hay không

0

SSDH – Nếu bạn về, lương không đủ sống, đến phụ giúp gia đình, chăm lo cho bố mẹ mình chưa được, thì nghĩ xa xôi gì đến tổ quốc, đến đồng bào đây?

 chuyen%20du%20hoc%20sinh2.jpg

Ảnh minh họa

 

Những ngày qua, khi cư dân mạng nảy sinh những bất đồng xung quanh đề tài “du học xong, nên ở hay nên về?” – hệ quả từ chính câu chuyện 13 bạn trẻ tài năng của Đường lên đỉnh Olympia được gửi sang học tập ở Úc và chỉ có một bạn quay trở về Việt Nam, bản thân tôi cũng muốn nêu lên ý kiến của mình nên quyết định gửi thư cho ban biên tập. Đây chỉ đơn giản là những quan điểm cá nhân, hi vọng nhận được sự chia sẻ của mọi người.

 

Tôi là một người trẻ, và thú thật là chưa bao giờ tự hỏi mình có yêu nước hay không? Đừng nghĩ tôi không yêu dân tộc, yêu đồng bào, chỉ là tôi nghĩ cái tình yêu đó cũng thân thuộc như yêu gia đình, yêu những người ruột thịt, phải đặt vào biến cố mới bộc lộ ra. Nên đừng vội vàng phán một câu “du học xong ở lại là không yêu nước”, kể cả 13 bạn Olympia trên kia.

 chuyen%20du%20hoc%20sinh.jpg

 

Ở lại hay về – quyết định này đôi khi không chỉ là lựa chọn của riêng bản thân người du học. Câu chuyện này không phải đơn giản cứ muốn là được. Chưa nói đến gia đình, tình cảm, ràng buộc về mặt tinh thần. Nó còn là cái mục tiêu được thiết lập từ đầu khi bạn xách vali chào người thân lên đường sang ngoại quốc.

 

Bạn được bố mẹ chu cấp tiền hoàn toàn để ra nước ngoài, cũng là du học như ai. Nhưng chỉ để thỏa mãn cái ước ao “nhà có người đi đây đi đó”, những gì bạn muốn dừng lại ở việc được đến một nơi khác, gặp được người này người kia, vấn đề học tập không hề bị đè nặng, thì về hay ở có liên quan đến yêu nước hay không? Bạn lên đường du học, với kế hoạch định cư luôn ở bên kia. Bạn lên đường du học, để kiếm kiến thức bổ trợ cho ngành mình theo đuổi, sớm muộn cũng trở về.

 

Mục tiêu mới là điều tiên quyết. Và cái quan trọng không kém, chính là điều kiện khách quan ở ngay cái môi trường bạn chọn để sinh sống sau này. Có phù hợp không? Có xác đáng với mục tiêu ban đầu không? Và quan trọng nhất, bạn có tồn tại được không?

 

Sống ở một nơi xa lạ hoàn toàn không dễ! Cũng là ăn, là chơi, là ngủ, là học hành cả đấy, nhưng cái cố gắng chắc chắn phải gấp nhiều lần những người đang ở một nơi gần gũi và thân thuộc hơn. Phấn đấu để khẳng định mình đã là một vấn đề rồi, mà không phải là trong một môi trường bình thường, nó là một môi trường tiến bộ hơn, hiện đại hơn, văn minh hơn.

 

Những người chọn ở lại, có nghĩa là họ dũng cảm đương đầu với những khó khăn và trở ngại đó. Cũng có thể vì may mắn hơn. Cũng có thể ở đó tốt hơn với họ. Sao những người ngoài cuộc, phải đưa chuyện về hay ở ra để đánh giá họ như này?

 

Và những người về Việt Nam, không nói đến chuyện họ yêu tổ quốc hay không, hay quyết định ngay từ lúc đầu của họ là thế. Nhưng sao không nghĩ đến trường hợp, họ cũng muốn ở lại, nhưng trình độ không thể đáp ứng, bản thân không đấu tranh được để vươn lên, và may mắn chưa mỉm cười? Tôi nói thế là để minh chứng cho việc, về hay ở, không phải chuyện để chúng ta bàn tán, và lại càng không nên đề cập nó cạnh vấn đề tinh thần dân tộc vốn đã nhạy cảm từ trước đến nay. Đó là cuộc đời họ, có thế thôi!

 

Còn chuyện lương thưởng, tài chính, dĩ nhiên rồi, Việt Nam là một nước đang phát triển. Sẽ có một sự chênh lệnh khá lớn về mọi mặt khi đặt lên cân. Bao nhiêu người trở về nhưng chỉ đảm đương một công việc “không đúng năng lực”. Không phải vì người ta không giỏi, chỉ là môi trường chưa lý tưởng để phát triển hết khả năng.

 

Làm một công việc không thỏa mãn vì lương không cao, rồi cảm thấy bản thân bị dư thừa do không phù hợp với môi trường hiện tại. Tiền không có. Tâm cũng không yên. Ai sẽ đền bù cho họ đây?

 

Tôi có anh bạn đi du học ngành “Lý luận mỹ thuật” ở Ý, ngày trở về mang theo bao nhiêu tham vọng và hoài bão sẽ làm nọ làm kia, gây dựng cái này cái khác. Nhưng chưa đầy một năm, bạn tôi vỡ mộng vì không thể chạy theo nghệ thuật ở một xã hội chưa coi trọng đầu tư và thực sự cởi mở với nghề.

 

Thế là tan tành ước vọng! Giờ, nó đi dạy vẽ ở trung tâm, thì thoảng làm gia sư cho những người đi làm cần học tiếng gấp. Thu nhập cũng “nghệ thuật” theo, bố mẹ cũng đành chấp nhận thằng con trai du học về nhưng lương còn không bằng những người học hành trong nước. Đến phụ giúp gia đình, chăm lo cho bố mẹ mình chưa được, thì nghĩ xa xôi gì đến tổ quốc, đến đồng bào đây?

 

Nguồn: Tri thức trẻ

Share.

Leave A Reply