Một số quy định pháp lý đối với du học sinh khi làm thêm tại Đức

0

Sẵn sàng du học – Cùng SSDH tìm hiểu một số Quy định Pháp lý đối với du học sinh khi làm thêm công việc bán thời gian tại CHLB Đức nhé! 

kinh-nghiem-du-hoc-duc-1

Nếu đến từ Liên minh châu Âu, Iceland, Na Uy hoặc Thụy Sĩ, bạn không cần giấy phép mà có quyền làm việc bao nhiêu giờ cũng được. Tuy nhiên, nếu muốn làm việc hơn 20 giờ một tuần, bạn sẽ phải trả các khoản đóng góp cho bảo hiểm quốc gia giống như một sinh viên Đức.

Nếu đến từ một quốc gia khác, bạn được phép làm việc 120 ngày một năm (tương đương 2.880 giờ) nếu làm cả ngày 8 tiếng, hoặc 240 ngày một năm nếu làm nửa ngày. Du học sinh không được phép làm chủ hoặc mở công ty riêng. Bất cứ ai muốn làm việc nhiều hơn phải có sự cho phép từ Cơ quan việc làm địa phương và Văn phòng đăng ký của người nước ngoài.

Nếu muốn làm việc trong thời gian nghỉ giữa các học kỳ, đây sẽ được coi là một công việc toàn thời gian, áp dụng cho cả những vị trí thực tập và không được trả lương. Thời gian du học sinh làm những việc này sẽ được trừ vào giới hạn 120 ngày của bạn.

Nếu thu nhập 450 euro một tháng (gần 12 triệu đồng) trở xuống, du học sinh không phải trả thuế. Kiếm được trên 450 euro, du học sinh sẽ phải nộp lại một số tiền nhất định tùy theo tổng thu nhập, bị trừ vào tiền lương và được nhận lại vào cuối năm nếu nộp đủ giấy tờ khai thuế.

Sinh viên quốc tế làm bán thời gian trong quá trình du học sẽ không phải trả các khoản đóng góp an sinh xã hội, bao gồm khoản thanh toán cho bảo hiểm y tế, bảo hiểm chăm sóc và điều dưỡng, lương hưu và bảo hiểm thất nghiệp.

Luật Lao động áp dụng cho sinh viên quốc tế của Đức rất nghiêm ngặt. Nếu vi phạm, bạn có thể bị đình chỉ học và trục xuất về nước.

Thái Hải (SSDH) – Theo Du học Đức

Share.

Leave A Reply