Tòa án Hà Lan trì hoãn quyết định về tiếng Anh tại trường đại học

0

Sẵn sàng du học – Một quyết định gần đây của tòa án ở Hà Lan thể hiện nhiều về tiềm năng và giới hạn của tòa án trong việc định hình chính sách giáo dục vì nó liên quan đến tình trạng pháp lý của các chương trình Anh ngữ tại các trường đại học Hà Lan.

du-hoc-sinh

Các trường đại học trên toàn thế giới đang ngày càng hướng tới việc giảng dạy bằng tiếng Anh dưới cái tên quốc tế hóa. Có lẽ không nơi nào có phong trào này rõ rệt hơn ở Hà Lan, nơi 74% các giảng viên và 23% các chương trình cử nhân bây giờ hoàn toàn được dạy bằng tiếng Anh, một động thái cố ý thu hút sinh viên từ khắp nơi trên thế giới. Càng mở rộng các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, càng thu hút những sinh viên quốc tế, đồng nghĩa với việc số lượng du học sinh tới Hà Lan học tập càng nhiều hơn.

Chu kỳ dường như vô tận này đã làm dấy lên những lo ngại, do những khó khăn về ngân sách, cũng như khả năng tiếp cận chất lượng giáo dục đại học được cung cấp cho sinh viên Hà Lan, ngôn ngữ Hà Lan cũng dần mai một.

Những lời kêu gọi bảo vệ ngôn ngữ Hà Lan

Trọng tâm của các vấn đề nêu trong vụ kiện gần đây là Điều 7.2 của Luật Giáo dục Đại học, được thông qua vào năm 1991, nói rằng việc giảng dạy và thi cử phải được tiến hành bằng tiếng Hà Lan ngoại trừ việc đào tạo có liên quan đến ngôn ngữ khác hoặc bài giảng do giáo viên nước ngoài đưa ra, hoặc nếu tính chất, tổ chức hoặc chất lượng giảng dạy hay quốc tịch cụ thể của sinh viên, việc giảng dạy bằng tiếng nước ngoài được ban chấp hành của trường đại học thông qua.

Hiệp hội Beter Onderwijs Nederland (Better Education Netherlands), thường được gọi là BON, vào tháng 6 năm 2015, đã ban hành lời kêu gọi hành động cho các trường đại học tuân thủ Điều 7.2 và bảo vệ hơn nữa ngôn ngữ Hà Lan. Lời kêu gọi này thu thập được gần 6.000 chữ ký và dẫn tới một loạt các hành động.

Tháng 12 sau đó, một cuộc thăm dò ý kiến ​​của 269 sinh viên đại học Hà Lan phát hiện ra rằng 60% trong số họ không hiểu được giảng viên Tiếng Anh của họ nói gì, và hiệu quả mang lại kém hơn so với bài giảng bằng tiếng Hà Lan. Cùng tháng đó, Hạ viện Hà Lan đã giải đáp thắc mắc trong phiên điều trần mà các nhóm sinh viên và hàng tá giáo sư, nhà khoa học và nhà văn tham dự, nhưng dường như không có kết quả gì khả quan. Khi cuộc tranh luận tiếp tục nóng lên, Bộ trưởng giáo dục, văn hóa và khoa học đã ủy nhiệm Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Hoàng gia Hà Lan (KNAW) thực hiện một nghiên cứu về chính sách ngôn ngữ trong giáo dục đại học Hà Lan. Báo cáo cuối cùng của KNAW, được đệ trình vào tháng 7 năm 2017, khuyến nghị rằng quyết định cung cấp hướng dẫn bằng một ngôn ngữ nước ngoài cần dựa trên lý do cụ thể, và đó phải là “một sự lựa chọn có ý thức, có một ngôn ngữ hỗ trợ vứng chắc đi kèm cùng chính sách quốc tế hóa". Điều quan trọng nhất, Bộ trưởng bộ giáo dục, văn hóa và khoa học Hà Lan đã đề xuất sửa đổi Điều 7.2, theo đó các trường học, khi lựa chọn một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Hà Lan, sẽ phải xem xét “giá trị gia tăng cho chất lượng” và “khả năng tiếp cận” của giáo dục cho sinh viên Hà Lan.

Hành động pháp lý

Về mặt chính trị, BON đã đưa ra một vụ kiện, sử dụng Đại học Twente và Đại học Maastricht và các chương trình cử nhân tâm lý học bằng tiếng Anh của họ như những ví dụ cực đoan về khó khăn của các chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh. BON tuyên bố rằng các chương trình đã làm suy giảm cả chất lượng giảng dạy và khả năng tiếp cận đối với học sinh Hà Lan với giáo dục đại học và yêu cầu tòa án tuyên bố lệnh cấm đối với các chương trình dạy tiếng Anh trong ít nhất một năm trong khi chính phủ phát triển một chính sách ngôn ngữ mới.

Tòa án ngay sau đó đã tiến hành tìm hiểu về vấn đề để cân nhắc các lợi ích và tranh luận ở cả hai bên. Điều đề quan trọng là BON không thể đưa ra những lời phản kháng mang tính thuyết phục khi các trường đại học đưa ra lý lẽ về chương trình giảng dạy của họ. Ngoài những cân nhắc về doanh thu, thì các yếu tố được yêu cầu theo Điều 7.2, cho thấy các môn học phần lớn là tiếng Anh bởi các nhân vật quốc tế, các tác phẩm văn học học phần lớn là tiếng Anh, theo đó là sự đa dạng văn hóa của sinh viên mà tiếng Anh hiện nay lại trở thành một ngôn ngữ quốc tế.

Việc 2 trường đại học Twente và Đại học Maastricht dành chiến thắng trong vụ kiện chưa hẳn nói lên điều gì. Tòa án trên thực tế đã cảnh báo rằng khi điều tra của thanh tra được hoàn thành và có các tiêu chuẩn rõ ràng hơn trong việc tuân thủ Điều 7.2, các trường đại học tại Hà Lan, bao gồm Đại học Twente và Đại học Maastricht, vẫn có thể tự chịu trách nhiệm pháp lý trong việc cung cấp các chương trình dạy tiếng Anh “mà không dựa trên bất kỳ nhu cầu nào” được định nghĩa trong luật.

Mặt khắc, BON có thể tiếp tục bảo vệ ý kiến của mình với “lời kêu gọi” năm 2015 và duy trì động lực cho một phản ứng chính trị từ lời kêu gọi đó. Tòa án khi đó ngầm đặt áp lực lên BON để tạm thời giữ cho họ bình tĩnh và tìm một giải pháp khả thi cho chính sách mới với ý nghĩa rộng lớn cho giáo dục đại học và xã hội Hà Lan.

Đây là vụ kiện thu hút vô vàn những sự chú ý, không chỉ vì cách nó ảnh hưởng đến các trường đại học ở Hà Lan mà đôi khi nó còn tiết lộ về tính chất trong việc giải quyết nhiều vấn đề xung quanh các chương trình quốc tế được dạy bằng tiếng Anh.

Người dịch: Linh Trang (SSDH)

Share.

Leave A Reply