Trải nghiệm du học tại London School of Economics

0

SSDH- Cùng tìm hiểu cuộc sống du học tại London School of Economics (LSE) – ngôi trường quốc tế nổi tiếng thế giới dưới góc nhìn của một sinh viên Canada.

Matt Campbell, sinh viên gốc Canada đã quyết định học chính sách công khi lên đại học. Trong suốt 7 năm học tập tại London School of Economics (LSE), anh may mắn được làm việc với những người vô cùng tài năng về cả chính trị và dịch vụ công. Cũng nhờ đó mà anh nhận ra rằng bản thân muốn trở thành một công chức nhà nước trong tương lai.

Chân ướt chân ráo vào nghề, anh mong muốn được nâng cao trình độ và kiến thức bên ngoài trường học. Và giống như nhiều bạn bè cùng trang lứa, anh muốn trải nghiệm London khi vẫn còn ở độ tuổi đôi mươi. Có lẽ điều này là do anh đã đọc được rằng nhiều người Canada đồng hương của mình sau khi tốt nghiệp LSE đã tiếp tục có những đóng góp to lớn cho xã hội. Còn nơi nào tốt hơn để nghiên cứu chính sách công hiện đại hơn nơi sản sinh ra nhà nước phúc lợi tại LSE?

[Tham khảo: 10 lời khuyên cho du học sinh tại London]

Hồi còn đi học, anh đã ở trong một ký túc xá dành cho sinh viên, chỉ cách sông Thames một đoạn ngắn (nằm giữa Tate Modern, Blackfriars Bridge, Shakespeare’s Globe và Financial Times). Khuôn viên trường chỉ cách đó 25 phút đi bộ qua sông và xuống đường Fleet. Tại trường, anh đã tham gia các khóa học về chính sách xã hội, triết học và chính sách công, quản lý công và kinh tế học hành vi.

Trong vài tuần đầu tiên, anh được học về cách đo lường mức độ hạnh phúc, cách phân bổ chăm sóc sức khỏe và nguồn gốc của nhà nước phúc lợi,… Anh đã nhận được sự hỗ trợ to lớn từ cố vấn học tập của mình, người được cho là một huyền thoại sống trong lĩnh vực chính sách xã hội. Và một trong những giáo sư của anh thậm chí còn mang cả lớp đến để tỏ lòng kính trọng với Jeremy Bentham, cha đẻ của chủ nghĩa thực dụng, nơi trưng bày bộ xương còn nguyên vẹn của ông (bạn có thể tìm thấy ông ở University College London (UCL), đang ngồi trên ghế đọc sách trong một chiếc tủ gỗ).

[Tham khảo: Top 10 trường đại học hàng đầu tại London]

Anh đã phải học rất nhiều mỗi ngày, nhưng quan trọng hơn cả là anh cảm thấy mọi kiến thức thu được đều vô cùng thú vị. Chúng giúp anh hiểu rõ hơn về công việc mà anh đã và đang làm trong chính phủ cũng như cách những phương pháp này đã thành công hoặc thất bại ở các khu vực tài phán khác.

Có lẽ phần khó khăn nhất khi theo học cao học ở nước ngoài không phải là bản thân việc học mà là quyết định “tạm dừng cuộc sống”. Anh nghĩ điều này đặc biệt đúng đối với những sinh viên đã bắt đầu sự nghiệp, lớn hơn vài tuổi hoặc đang trong các mối quan hệ nghiêm túc. Nhưng việc này lại đem lại rất nhiều lợi ích, và anh được biết rằng thời gian tại LSE trôi qua nhanh hơn chúng ta tưởng.

[Tham khảo: Cuộc sống sinh viên ở London: Văn hóa và ẩm thực]

Hiện tại, anh đã có thể kết bạn với sinh viên từ hàng chục quốc gia khác. Có một nhóm bạn bè quốc tế như vậy tại LSE là một lợi thế lớn (chưa kể đến niềm vui lớn). Có lẽ điều gắn kết anh cùng mọi người nhất chính là truyền thống tuyệt vời của người Anh: tụ tập với các đồng nghiệp vào cuối tuần để uống rượu tại quán pub nào đó.

Những năm tháng đại học đã qua khiến anh càng tin rằng quyết định học tập tại LSE của mình là hoàn toàn đúng đắn, vượt quá những kỳ vọng vốn đã rất cao của anh và anh tin rằng thời gian của mình ở đây vô cùng đáng giá.

Người dịch: Thu Huyền (SSDH)

Share.

Leave A Reply