Châu Âu: Các trường đại học không bị ảnh hưởng tài chính bởi Covid-19

0

Sẵn sàng du học –  Các trường đại học tại châu Âu phần lớn không bị ảnh hưởng nhiều tới ngân sách trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

ssdh-sinh-vien-quoc-te

 

Đây được coi là một “minh chứng thầm lặng” cho mô hình tài chính không phụ thuộc vào học phí của người học.

Các công đoàn trường học cho biết, các trường học tại Đức không có bất kỳ phương án dự phòng tài chính nào. Trong khi đó, các học giả Hà Lan được tăng 3% thu nhập, cao hơn so với năm ngoái, sau khi họ chuyển sang giảng dạy trực tuyến.

Động thái này trái ngược với Mỹ, Anh và Australia – nơi một số trường ĐH đang đối mặt với tổn thất nghiêm trọng về thu nhập và buộc phải sa thải nhân viên.

“Là một tổ chức kinh doanh, họ rất mạnh mẽ nếu thị trường phát triển và ngược lại”, ông Peter – Andre Alt – Chủ tịch Hội nghị Hiệu trưởng Đức, nói.

Tại Đức, các trường ĐH không thu học phí, ngay cả đối với SV quốc tế, ngoại trừ bang Baden – Wurmern – nơi yêu cầu người học ngoài Liên minh châu Âu đóng 1.500 euro/học kỳ.

Các tổ chức GD có thể chịu ảnh hưởng nhỏ về mặt ngân sách, khi số lượng SV giảm. “Tuy nhiên, đây không phải là một tác động tài chính khiến bạn phải thay đổi kế hoạch”, Frank Ziegele-Giám đốc Trung tâm GDĐH Đức giải thích.

Các trường ĐH Hà Lan đã hướng tới mô hình đại học Anh – Mỹ, thu hút số lượng SV quốc tế bằng cách cung cấp nhiều khóa học tiếng Anh. Tuy nhiên so với Anh, sự phụ thuộc vẫn còn hạn chế. Các trường ĐH Hà Lan thu phí đối với SV đến từ bên ngoài Khu vực kinh tế châu Âu (EEA). Trong khi đó, Thụy Sĩ thu phí lên tới 15.000 euro mỗi năm đối với SV ở cấp độ cử nhân. Tuy nhiên cho đến nay, những SV phải đóng học phí chỉ chiếm 3/100 người.

Marijtje Jongsma – PGS tại Trường ĐH Radboud (Hà Lan) và là thành viên của nhóm vận động WOinactie cho biết: “Sẽ không có ảnh hưởng trực tiếp đến tài trợ GDĐH trong ngắn hạn và trung hạn. Tuy nhiên, nếu số lượng người học giảm, nhân viên sẽ là người gặp nhiều ảnh hưởng”.

Vào ngày 11/5, các trường ĐH và công đoàn Hà Lan đã thống nhất tăng 3% lương cho nhân viên, so với mức 2% vào năm ngoái. Những tổ chức này cho biết, việc tăng lương thể hiện sự đánh giá cao về những nỗ lực và cam kết của nhân viên trong suốt thời gian đại dịch bùng phát.

Tại Pháp, các trường ĐH có gần 350.000 SV quốc tế vào năm 2018. Trước bối cảnh này, chính phủ đã đưa ra một số biện pháp nhằm thu hút nửa triệu SV vào năm 2027. Tuy nhiên, đóng học phí là yêu cầu tối thiểu đối với SV từ EEA. Mặc dù SV ngoài châu Âu thường phải đóng 2.770 euro/năm cho khóa học cử nhân, nhưng họ cũng được nhiều miễn trừ khác.

Juliette Torabian – chuyên gia GDĐH quốc tế, cho biết: “Pháp đã và sẽ không bị ảnh hưởng mạnh mẽ như Anh, Mỹ và Australia. Trong những thập kỷ gần đây, chúng ta đã chứng kiến một thị trường cạnh tranh mạnh mẽ nhờ vào việc yêu cầu các SV quốc tế phải trả phí”.

Theo Florent Bonavoji – Giám đốc truyền thông tại Campus France, các trường ĐH tại nước này dựa trên mô hình kinh doanh không phụ thuộc vào SV quốc tế. “Do đó, họ sẽ không bị khủng hoảng tài chính và chúng tôi thấy một dòng chảy mới đối với các SV quốc tế quan tâm đến Pháp”, ông nói thêm.

Mặc dù các trường ĐH tại châu Âu được cho là không bị ảnh hưởng ở hiện tại, nhưng không ít người bày tỏ lo ngại rằng, những khoản nợ khổng lồ của các quốc gia phải vượt qua đại dịch có thể dẫn đến cắt giảm tài trợ trong trung hạn.

“Cuối cùng, có ít SV hơn cũng đồng nghĩa là ngân sách ít hơn. Khoảng 40% nhân viên học tập của chúng tôi đang làm việc chỉ với hợp đồng tạm thời. Tôi e là nhóm này có nguy cơ cao nhất”, Giáo sư Jongsma nói thêm.

Andreas Keller – Phó Chủ tịch của hiệp hội khoa học và GD Đức (GEW) nhận định, đây cũng là mối quan tâm đặc biệt ở Đức – nơi giảng viên tạm thời có số lượng áp đảo giáo sư chính thức.

Cá Domino (SSDH) – Theo Giáo dục & Thời đại

Share.

Leave A Reply