Cơ hội du học nghề ở Châu Âu

0

SSDH – Châu Âu đang khảo sát và dự kiến đầu tư hơn nữa cho lĩnh vực đào tạo nghề nhằm cân bằng với ngân sách đầu tư cho giáo dục đại học quá nhiều. Các cử tri ở Anh, Pháp, Đức và Hà Lan đi dự cuộc thăm dò ý kiến năm nay, một số chính trị gia và bình luận viên muốn kêu gọi sự tài trợ và chú ý đến đào tạo nghề chứ không riêng giáo dục đại học.

ky su co khi

Cơ hội du học nghề ở Châu Âu – Nguồn Internet

Cuộc khảo sát của gần 9.000 công dân ở tám nước châu Âu cho thấy rằng, khi buộc phải ưu tiên cho một lĩnh vực giáo dục, chỉ có 17% chọn giáo dục đại học, so với 30% muốn học nghề và đào tạo nghề (VET). 39% ủng hộ giáo dục phổ thông và 15% là mẫu giáo.

Hỗ trợ ưu tiên cho giáo dục đại học có mức cao nhất ở Tây Ban Nha (30%) và Ý (23%), thấp nhất ở Thụy Điển (6%), Đức và Đan Mạch (9%).

Marius Busemeyer, một nhà khoa học chính trị tại trường Đại học Konstanz (Đức), người đã giúp dẫn dắt nghiên cứu, cho rằng: “Tôi thực sự ngạc nhiên rằng việc mọi người hỗ trợ VET đang rất tốt.” Mặc dù trong những thập kỷ gần đây, thường có sự tập trung về việc mở rộng giáo dục đại học, vẫn có nhiều sự quan tâm tới VET “.

Sự nhiệt tình trong đào tạo nghề có thể là một phản ứng đối với sự ngày càng mở rộng của các trường đại học.  Giáo sư Busemeyer đã gợi ý. “Nếu bạn có sự gia tăng mạnh mẽ chi tiêu trong một lĩnh vực, thì mọi người có xu hướng phản đối việc cấp vốn thêm” và “cảm thấy rằng cần phải chú ý hơn đến các lĩnh vực khác”.

Ở Đức, đã có những lo ngại rằng nền giáo dục đại học đang bị đào thải ở hệ thống nghề nghiệp truyền thống rất mạnh. Một nhà phê bình nổi tiếng, triết gia Julian Nida-Rümelin, đã đặt thuật ngữ Akademisierungswahn – đại loại là sự ảo tưởng về học thuật – để tấn công sự tập trung quá mức vào Giáo dục đại học, một thuật ngữ đã tìm thấy sự ủng hộ của đảng cánh hữu Alternative for Germany.

Trong khi đó, ở Anh, nơi mà nhiều người trẻ tuổi đến trường vẫn thường than phiền, Đảng Bảo thủ đã cam kết “xem xét lại” về tài trợ cho toàn bộ nền giáo dục đại học. Mặc dù chi tiết vẫn còn thiếu cho tới nay, điều này có thể dẫn đến việc chuyển tiền từ các trường đại học sang các trường cao đẳng và đề xuất các viện công nghệ mới.

Giáo sư Busemeyer nói: Mức thất nghiệp ở thanh thiếu niên ở miền nam châu Âu cũng có thể thúc đẩy sự hỗ trợ đào tạo nghề ở đó. Khi được hỏi tại sao họ ủng hộ một số hình thức giáo dục khác, người trả lời “quan tâm đến công việc”, ông nói.

Bà Małgorzata Kuczera, giám đốc dự án các bài đánh giá cho biết, “sự chuyển tiếp ghê gớm từ trường học sang làm việc” ở Pháp – nơi có gần một phần tư số thanh thiếu niên đang thất nghiệp – có thể giúp giải thích tại sao hơn một nửa số người được hỏi cho rằng đào tạo nghề là ưu tiên hàng đầu Vào học nghề và các kỹ năng cơ bản tại Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.

Nhiều văn bằng của Pháp cũng có giá trị thị trường lao động thấp, trong khi VET “kém phát triển” ở cấp trung học – tất cả đều giải thích sự ủng hộ mạnh mẽ của Pháp đối với chi tiêu cho nghề nghiệp.

Nhưng ở Ý và Tây Ban Nha, nơi tỷ lệ thất nghiệp ở thanh thiếu niên thậm chí còn cao hơn ở Pháp, người ta ủng hộ giáo dục đại học nhiều hơn. Giáo sư Busemeyer cho biết điều này có thể là do đào tạo nghề vẫn còn ít và những nỗ lực cải tiến nó đã không thành công. Ông giải thích rằng: “Tại Ý, có thể mọi người nghĩ rằng nó không đơn giản là một lựa chọn khả thi”.

Các kết quả khảo sát, xuất bản dưới tên “Đầu tư vào giáo dục ở châu Âu: bằng chứng từ một cuộc khảo sát mới về dư luận” trong Tạp chí Chính sách Xã hội Châu Âu, có thể không phản ánh đúng ý kiến hiện tại, như cuộc thăm dò đã được tiến hành vào năm 2014. Nhưng đây là lần điều tra đầu tiên để cố gắng tìm hiểu chính xác loại hình giáo dục nào có giá trị cộng đồng chứ không chỉ là xem xét hỗ trợ chi tiêu giáo dục nói chung.

Giáo sư Busemeyer cho rằng các trường đại học đã nhận được rất nhiều lợi ích từ việc mở rộng giáo dục đại học, nhưng sự tăng trưởng này đã đạt đến một điểm mà không thể tiếp tục các sứ mệnh truyền thống của họ. Ông nói: “Bạn cần sự khác biệt hơn nữa trong hệ thống để làm mờ ranh giới giữa giáo dục đại học và VET”.

Ông giải thích, điều này đã bắt đầu xảy ra ở Đức, nơi có sự gia tăng, mặc dù khá nhỏ, các chương trình học lý thuyết kết hợp với học nghề.

Tuy nhiên, ở Ý, đào tạo nghề vẫn còn hạn chế ở các trường học, ông Attilio Oliva, chủ tịch TreeLLe, một chuyên gia về giáo dục Ý cho hay. Ông nói, các khóa dạy nghề ít được cung cấp tại các trường đại học, nơi các giảng viên có thái độ coi thường đối với việc giảng dạy nó.

Sau áp lực từ phía các nhà công nghiệp, trong ba đến bốn năm qua,Ý đã thành lập một số viện kỹ thuật cung cấp các khóa học kéo dài hai năm, nhưng họ vẫn chưa được biết đến nhiều và vẫn chỉ nhận được vài ngàn sinh viên.

Thảo Phạm (SSDH) – Theo THE

Share.

Leave A Reply