Tổng hợp thông tin về quy trình làm hồ sơ định cư Express Entry trong 5 tháng

0

Sẵn sàng du học – Nếu bạn đang có nhu cầu định cư tại đất nước lá phong xinh đẹp này thì chớ bỏ qua bài viết hữu ích này nhé!

du-hoc-canada

Vậy là 5 tháng rưỡi sau khi nộp hồ sơ định cư Express Entry hoàn chỉnh, mình và chồng đã nhận được visa định cư Canada. Toàn bộ quá trình của mình như sau:

5/2016: tạo hồ sơ Express Entry

22/12/2016: nhận được thư mời

18/2/2017: nộp hồ sơ hoàn chỉnh

29/6/2017: được gọi nộp hộ chiếu

07/8/2017: nhận được visa.

Profile của hai vợ chồng:

Vợ: 28 tuổi, bằng thạc sĩ, điểm IELTS (R: 8.5, L: 8.0; S: 8.0; W:7.5), kinh nghiệm đi làm 3 năm rưỡi.

Chồng: 31 tuổi, bằng đại học, điểm IELTS (R: 4.0, L: 5.5, S: 5.5, W: 5.0), kinh nghiệm đi làm 4 năm và 3 năm làm tự do.

Tổng hai người được 463 điểm. Năm 2016 điểm cao hơn năm nay rất nhiều, nên mình đợi 7 tháng mới được. Năm nay thì mức thấp nhất là 413 thôi, dù đi theo đôi hay đi một mình thì có bằng đại học, với 2-3 năm kinh nghiệm và xấp xỉ trên dưới 30, có điểm IELTS cao là lọt rồi.

Mình tự làm toàn bộ hồ sơ, dựa vào thông tin và hướng dẫn trên trang web chính thức của chính phủ Canada. Hồ sơ của mình không có gì trắc trở, không cần bổ sung gì, hay bị hỏi han gì. Sau khi hoàn chỉnh chỉ đợi đến ngày gọi nộp hộ chiếu. Tổng thiệt hại chỉ là tiền phí hồ sơ, tiền thi IELTS, tiền phí đánh giá bằng cấp, tiền khám sức khỏe và dịch công chứng các giấy tờ khác. Kinh nghiệm rút ra của mình là về mặt giấy tờ, tối thiểu là cứ đáp ứng tất cả các yêu cầu ghi trên web của CIC, còn nếu bạn nghĩ có thể thêm cái gì cho tăng phần thuyết phục thì nộp thêm.

Ví dụ để chứng minh kinh nghiệm làm việc thì họ yêu cầu có thư giới thiệu của nơi làm việc. Mình nộp thêm cả hợp đồng, sổ bảo hiểm xã hội, nếu bạn nào có bảng lương hay giấy tờ đóng thuế thì cứ nộp. Thật ra không có hồ sơ nào hoàn hảo. Ví dụ như chồng mình bị mất một hợp đồng làm việc một năm, nhưng trong sổ bảo hiểm lại có thông tin về năm đi làm đó. Hoặc là chồng mình có ba năm làm việc tự do, không theo cơ quan đoàn thể nào cả (self-employed), thì chứng minh bằng cách gom các email trao đổi với khách hàng, các giao dịch nhận tiền hàng tháng trên Paypal. Có gì bạn cảm thấy có thể gây nghi vấn từ phía người xét thì viết tất vào một lá thư giải thích nộp kèm.

Nói chung mình nghĩ việc xin định cư Express Entry là việc hoàn toàn trong tầm tay của nhiều người. Thông tin rất minh bạch, hướng dẫn rõ ràng. Ai muốn đi Canada thì nên chớp lấy thời cơ này, không nên ngần ngừ chậm trễ.

Đợt vừa rồi mình cũng nhận được nhiều câu hỏi. Mặc dù rất sẵn lòng trả lời vì mình biết nhiều khi một thông tin đúng lúc đúng chỗ cũng có thể thay đổi đời người, nhưng mình chỉ muốn giúp khi người hỏi đã tự tìm hiểu hết sức có thể. Các tin nhắn kiểu “Bạn ơi”, “Chào bạn” (rồi không nói gì nữa), “Bạn có rảnh không?”, “Cho mình hỏi một chút” thì chịu rồi nhé.

ssdh-canada

Mình sẽ đưa link có thông tin để trả lời một số câu hỏi mình thường hay nhận được.

– Có cần học tại Canada? Kinh nghiệm đi làm tại Canada? Có sẵn công việc tại Canada?

Không, không và không.

– Yêu cầu của chương trình là gì?

Chương trình mình nói đến là Federal Skilled Worker. Các yêu cầu ở đây.

– Chị tuổi như này, số năm kinh nghiệm như này, làm nghề này, em tư vấn cho chị nên đi theo chương trình nào tại đây.

– Tổng cộng mất bao nhiêu tiền cho toàn bộ hồ sơ?

Phí hồ sơ: tại đây

Các loại chi phí khác: Khám sức khỏe ($147), đánh giá bằng cấp (tùy chỗ), lý lịch tư pháp (200k VND), dịch công chứng giấy tờ các thể loại.

– Làm sao biết mình được bao nhiêu điểm tại đây.

– Mình tính điểm như thế này, có cơ hội không?

So điểm của bạn với điểm của các đợt trước tại đây.

– Có con thì có ảnh hưởng gì không?

Không ảnh hưởng gì đến điểm. Có con thì tính là thành viên gia đình (người phụ thuộc), số tiền cần chứng minh cứ thế chiếu theo thôi.

– Quy trình nộp hồ sơ thế nào?

Bước 1: Thi IELTS general và làm đánh giá bằng cấp (từ đại học trở lên)

Bước 2: Mở hồ sơ online, hệ thống sẽ tính điểm cho bạn dựa trên thông tin cung cấp trên hồ sơ

Bước 3: Đợi các đợt draw mỗi tháng (có 2-3 đợt), khi nào điểm của bạn cao hoặc bằng điểm chuẩn (cut-off points) thì bạn sẽ nhận được thư mời

Bước 4: Bạn có 90 ngày để chuẩn bị các giấy tờ chứng minh những thông tin đã khai, khám sức khỏe. CIC sẽ gửi cho bạn một danh sách các giấy tờ cần có, yêu cầu rõ ràng về từng loại. Giấy tờ bằng tiếng Việt thì cần dịch công chứng.

Bước 5: Nộp hồ sơ online và trả phí

Bước 6: Nếu hồ sơ được duyệt, bạn sẽ nhận được thư yêu cầu nộp hộ chiếu. Đến bước này là có thể ăn mừng rồi.

ssdh-canada

 

– Ngành nghề sẽ được xét thế nào?

Chương trình FSW là áp dụng trên toàn thế giới, của chính phủ trung ương Canada, chỉ quan trọng công việc của bạn là công việc có kĩ năng (skilled work). Để biết công việc của mình là loại nào, tại đây.

Bạn chỉ cần chứng minh số năm kinh nghiệm làm trong công việc đó, dựa trên các giấy tờ như họ yêu cầu.

– Học một nghề làm một nghề có sao không? Làm hai nghề khác nhau có sao không? Phải chọn code NOC theo nghề nào?

Mình thấy không có yêu cầu nào là bạn học gì phải làm nấy, hay cả đời chỉ được làm một nghề. Khi khai hồ sơ, bạn sẽ phải khai tất cả những việc đã làm, cùng với giấy tờ để chứng minh việc đó. Việc chọn khai NOC theo ngành nào với chương trình này thì không quan trọng lắm, với các chương trình provincial nominee của tỉnh chú trọng tuyển người làm đúng một số nghề họ đang thiếu thì mới quan trọng.

– Chứng minh kinh nghiệm đi làm thế nào, Yêu cầu về kinh nghiệm đi làm thế nào tại đây.

– Cần chứng minh tài chính ra sao? Cần có bao nhiêu tiền? tại đây.

– Ở nước ngoài 2 năm, giờ có cần xin lý lịch tư pháp không? tại đây​.

– Đã có điểm TOELF rồi có cần thi lại IELTS không? Có điểm IELTS Academic rồi có cần thi lại nữa không? Cách tính điểm IELTS ra sao?

Câu trả lời ngắn gọn là bắt buộc phải thi IELTS General, rất khổ là chính phủ Canada không chấp nhận TOEFL tại đây.

Cách đổi điểm IELTS sang CLB để tự tính điểm Express Entry tại đây.

– Làm đánh giá bằng ở đâu? Yêu cầu như thế nào? tại đây.

– Mình làm giáo viên cấp 1, như thế có đủ tiêu chuẩn không? tại đây.

– Nếu đi theo chương trình này có được tự chọn nơi ở không?

Nếu đi theo chương trình tuyển chọn của tỉnh (Provincial Nominee Program) thì phải ở tỉnh đó, nếu đi theo chương trình của trung ương (Federal Skilled Worker) thì ở đâu cũng được.

– Sau khi được rồi thì có hỗ trợ gì về việc làm không?

Có rất nhiều hỗ trợ miễn phí cho người mới nhập cư. Mình chưa sang đến nơi mà các tổ chức địa phương đã ầm ầm kết nối với các chương trình hướng dẫn dạy xin việc, cố vấn (mentorship), rồi hiệp hội ngành nghề, choáng hết cả váng! tại đây.

Cá Domino (SSDH) – Theo Vân Nguyễn

Share.

Leave A Reply