Các J.D. tương lai cần biết những gì về ngành luật?

0

Sẵn sàng du học – Theo nhiều chuyên gia, các luật sư đầy khát vọng nên tìm hiểu kĩ về ngành luật phù hợp với tính cách của họ.

Bất cứ ai còn đang hoang mang không biết có nên theo học trường luật nên hiểu rằng có vô số kiểu luật sư và cách để thực hành luật.

Khi con người ta suy nghĩ về các lựa chọn nghề nghiệp thuộc ngành luật, công việc nảy ra đầu tiên trong đầu có lẽ là nói trước công chúng trong phòng phán xử, giữ vị trí như thẩm phán hay luật sư xét xử. Tuy nhiên, cũng có công việc ngành luật hiếm khi phải nói trước công chúng và không yêu cầu xuất hiện trên tòa, như luật sư làm trong văn phòng giao dịch với công việc đàm phám các hợp đồng kinh doanh, viết hợp đồng và điền giấy tờ pháp lý.

ssdh-sinh-vien-luat-su-lawyer

 

“Trường luật đặc biệt ở chỗ nó thu hút cả người hướng nội (thường thích công việc đọc hiểu và viết luật) và hướng ngoại (thường có hứng thú với các khó khăn trên tòa),” theo Ian Pisarcik – luật sư kiêm sinh viên tại University of Pittsburgh School of Law đã có đóng góp lớn đối với trang web tư vấn pháp lý Enjuris.com. “May mắn thay, cả người hướng nội và hướng ngoại đều có thể kiếm được việc trong ngành luật. Ví dụ, những người hướng ngoại có thể thấy bản thân mình làm việc tại các văn phòng tố tụng, trong khi nhóm còn lại thường thích luật giao dịch hơn”.

Theo chuyên gia, các luật sư tương lai có rất nhiều lựa chọn thuộc ngành pháp lý. Sau đây là danh sách một số kiểu luật sư:

  • Công tố viên và luật sư bào chữa bên bị
  • Luật sư bào chữa trong giai đoạn phúc thẩm
  • Luật sư tư vấn tại gia
  • Luật sư đại diện chính phủ
  • Luật sư tư nhân kinh doanh, bao gồm những người làm việc tại các tập đoàn luật lớn mạnh
  • Luật sư nhập cư
  • Luật sư quốc tế
  • Luật sư thuế
  • Luật sư thể thao và giải trí
  • Luật sư hành chính và pháp luật

Những luật sư tương lai muốn kết hợp môn học yêu thích với việc thực hành luật nên điều tra kĩ về lĩnh vực luật phù hợp với sở thích của bản thân. "Khi quyết định nghề nghiệp, các sinh viên luật nên để tâm đến sở thích của mình bên ngoài ngành luật” , Pisarcik nói. “Có một số lĩnh vực thích hợp cho những sinh viên đã có kinh nghiệm hoặc sở thích nhất định; bao gồm luật động vật, luật hàng không, luật giải trí, luật internet và luật đường sắt”.

Pisarcik cảnh báo rằng những luật sư đầy khát vọng nên cẩn thận khi chọn lĩnh vực chính dựa trên ước muốn gây ấn tượng với người khác, bởi kiệt sức nghề nghiệp (career burnout) là một vấn đề phổ biến trong ngành pháp lý. “Điều này một phần là do các sinh viên luật chọn nghề dựa trên những gì họ mong muốn có được. Bí quyết để không rơi vào vấn đề này chính là phải biết nghĩ thoáng và đặt mình vào tình huống khi chọn nghề nghiệp”.

Sam Adamo Jr., luật sư bào chữa bên bị kiêm người đồng quản lý Tập đoàn luật Adamo & Adamo tại Texas, nói rằng bí quyết dẫn đến sự thành công trong nghề luật sư là bạn phải là giỏi, và để trở thành một luật sư giỏi, bạn phải yêu những gì bạn làm”, anh viết trong một email.

Adamo cũng cho biết thêm rằng còn có nhiều lĩnh vực thuộc ngành luật mà các luật sư có thể chuyên sâu, từ luật gia đình, luật phá sản đến luật môi trường.

Nathan Peart, giám đốc quản lý nhóm thực hành liên kết tại công ty tuyển dụng pháp lý quốc tế Major, Lindsey & Africa, cho biết việc tạo nên một công việc pháp lý dựa trên tính cách không phải điều không thể.

“Luật thuế rất hữu ích đối với những người quan tâm đến tiểu tiết,” Peart viết trong một email. “Nếu bạn yêu thích những công việc xã hội – tuy nhiên lĩnh vực này rất khó để hội nhập và cân bằng với sự thăng tiến nghề nghiệp… Nếu bạn muốn kiếm tiền, luật công ty chính là sự lựa chọn đúng đắn dành cho bạn”.

J. Kim Wright, luật sư kiêm tác giả 2 cuốn sách có nội dung về việc thực hành luật sử dụng lối tiếp cận mang tính hợp tác thay vì đối kháng, cho biết có nhiều lĩnh vực thuộc ngành luật mới tạo điều kiện cho loại hình thực hành pháp lý mang tính hợp tác này, được gọi là luật tích hợp.

Vài ví dụ của luật tích hợp bao gồm luật phân chia – tập trung vào việc tạo ra các điều khoản sử dụng tài sản chung, và một loại khác là ly hôn đồng thuận – lĩnh vực luật giúp giảm thiểu tối đa các mâu thuẫn và nỗi buồn cho những cặp vợ chồng có ý định ly hôn. Ngoài ra cũng có mảng mang tên Công lý phục hồi nhằm đền bù thiệt hại cho những nạn nhân của các vụ án phạm tội, an ủi và đồng thời cho phép thủ phạm chuộc lỗi sau những gì họ gây ra.

Wright – tác giả của cuốn “Luật sư – Người tạo nên hòa bình: Thực hành luật toàn diện, giải quyết vấn đề” và “Luật sư – Người tạo nên sự thay đổi: Luật tích hợp toàn cầu” – nói rằng công việc riêng của cô ấy là một ví dụ của việc làm thế nào để thực hành luật theo một cách khác với vai trò cũ như luật sư tố tụng hay chuyển đổi.

“Ngay khi tốt nghiệp trường luật, tôi đã nhậm chức giám đốc điều hành của Trung tâm Tài nguyên Quấy rối tình dục và thể chất tại Florida. Sau đó, tôi bắt đầu thực hành pháp lý của riêng mình dựa trên cách tiếp cận mang tính hòa bình. Qua nhiều năm, tôi đã thực hành được cách điều đình, luật cộng tác, công lý phục hồi và Conscious Contract”.

Jeff Sharp, luật sư chuyên về sở hữu trí tuệ kiêm người đồng quản lý công ty luật Marshall, Gerstein & Borun LLP tại Chicago, cho biết luật pháp có thể chạm tới gần như mọi khía cạnh cuộc sống tại Hoa Kỳ, bao gồm hầu hết các công việc kinh doanh.

“Chúng tôi có một nền kinh tế sống động bởi nó dựa trên các quy định, và mọi người đều nghiêm chỉnh chấp hành. Đối với chúng tôi, quy định chính là luật pháp, và luật sư chính là những hoa tiêu dẫn đường cho chúng tôi”.

Sharp cho rằng đối với những người yêu thích khoa học như anh, một công việc trong luật sở hữu trí tuệ có thể vô cùng thú vị. (Luật IP là một lĩnh vực thuộc ngành luật, cho phép các nhà phát minh được quyền sở hữu phát minh của mình.) Sharp tự cho mình là “người đam mê khoa học” và tự hào rằng công việc giúp anh ấy “làm việc với những nhà khoa học hàng đầu thế giới.”

ssdh-sinh-vien-luat-su-lawyer3

Andrew Strauss, hiệu trưởng kiêm giáo sư tại University of Dayton School of Law, cho biết những sinh viên luật tương lai đang tìm kiếm trường thích hợp thường gặp phải 2 rào cản chính. Khó khăn đầu tiên là những sinh viên này thường cảm thấy khó có thể hiểu được bản thân và tìm ra tiếng gọi nghề nghiệp của mình. Thách thức thứ 2 chính là hầu hết các luật sư đầy khát vọng không phải chuyên gia về lĩnh vực luật – họ không ý thức được tất cả các nghề pháp lý khả dụng và không biết rõ ràng cái cảm giác khi làm các công việc pháp lý khác nhau.

Strauss cũng cho biết thêm các luật sư có thể làm việc cho vô số nhà tuyển dụng bao gồm các tổ chức liên chính phủ quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới hay Liên hợp quốc; liên bang, tiểu bang hoặc cơ quan chính phủ cấp địa phương; và các công ty luật tư nhân. Họ cũng có thể trở thành các luật sư riêng cho các tổ chức phi chính phủ hoặc công ty vì lợi nhuận.

Strauss cho biết các sinh viên luật tương lai nên trò chuyện với các kiểu luật sư khác nhau và đến thăm các cơ quan pháp lý để có thể tìm ra nghề nghiệp mà họ cảm thấy có hứng thú. “Bạn muốn mở mang tri thức của bản thân”, anh ấy nói. “Bạn không cố gắng vận dụng khả năng phân tích của mình. Bạn đang cố gắng tận dụng đầu óc nhạy cảm và trực giác của mình, vì vậy vấn đề không nằm ở việc giới hạn các sự lựa chọn”.

Người dịch: Thu Huyền (SSDH)

Share.

Leave A Reply