Học sinh Mỹ gốc Á học tốt hơn học sinh Mỹ da trắng

0

SSDH – Học sinh Mỹ da trắng đang tụt hậu so với học sinh Mỹ gốc Á vì lý do thật đơn giản: họ không học tập chăm chỉ bằng bạn bè đồng lứa người Mỹ gốc Á. Đây là thông tin đăng trên website Viện Vật lý Mỹ dựa trên nghiên cứu hai nhóm học sinh Mỹ da trắng và Mỹ gốc Á theo cấp độ từ mẫu giáo đến trung học.

 

Khoảng thời gian học lớp 5, học sinh gốc Á bắt đầu “học tập tốt hơn học sinh da trắng” và kết quả khác biệt rõ rệt nhất vào lớp 10. Các yếu tố đánh giá năng lực căn cứ vào nhận xét của giáo viên, điểm thi, yếu tố nhập cư, thu nhập gia đình và trình độ học vấn trong mức độ biến động khác nhau.

 

Kết quả tổng thể cho thấy khoảng cách thành tích học tập diễn ra ở định hướng học tập theo mức độ chứ không phải hơn khả năng nhận thức. Phương pháp giảng dạy văn hóa Á đông hỗ trợ cho các ý tưởng năng lực bẩm sinh thành công vì sự nỗ lực bậc cao để đạt được thành công mạnh mẽ. Cũng vì thế, áp lực đối với các bậc cha mẹ người Mỹ gốc Á là nhân tố chính thúc đẩy thành công cho con cái họ, thậm chí áp lực với cha mẹ còn cao hơn cả đối với chính các học sinh Mỹ gốc Á.  

 

Học sinh Mỹ gốc Á học tốt hơn học sinh Mỹ da trắng

 

Tuy nhiên, theo những phát hiện trong nghiên cứu của các nhà khoa học trường Đại học Queens, thành phố New York, Đại học Michigan và Đại học Bắc Kinh công bố trong ấn bản Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ vào ngày 5/5 vừa qua cho hay: Mặc dù áp lực này đã trở thành một khuôn mẫu nhưng nó lại rất tích cực đối với người Mỹ gốc Á. Tuy vậy, thật không may, nó lại tác động tiêu cực có thể cản trở thành tích học tập của học sinh viên Mỹ gốc Phi..

 

Dĩ nhiên, bên cạnh khía cạnh tích cực vẫn có những khía cạnh tiêu cực với các bậc cha mẹ Mỹ gốc Á trong việc “thúc đẩy để đạt thành công” dù quê hương của họ ở Philippines, Nam Á , Đông Nam Á, hay Đông Á, đó là những đứa trẻ Mỹ gốc Á đang được cha mẹ dạy cần nỗ lực thể hiện cảm xúc tích cực nhiều hơn bản thân chúng muốn. Những học sinh này cũng có nhiều xung đột với cha mẹ hơn là học sinh da trắng. Ngoài ra, trẻ em Mỹ gốc Á ít dành thời gian chơi với bạn bè của các em hơn, nghiên cứu cho biết thêm.

 

Có thể gọi cách dạy con của các bà mẹ Mỹ gốc Á là “mẹ hổ”: – một thuật ngữ do giáo sư Amy Chua – đại học Luật Yale vạch ra công thức mà bà đang nuôi dạy con gái mình. Một mô hình giáo dục liên kết chặt chẽ với truyền thống Trung Quốc. Theo nhà văn chuyên viết về đề tài chuyện xã hội Lauren Wilson  của tập đoàn tin tức Úc cho hay: Bức tranh “mẹ hổ” là một người mẹ Mỹ gốc Á độc đoán và thắt chặt mọi quy tắc hơn rất nhiều so với các bà mẹ người da trắng.

 

Giáo sư Karen Yuan Wang trường Đại học Công nghệ Sydney cho biết: Tương tự như ở Mỹ, người Úc gốc Á đặt mục tiêu thành công học tập xuất sắc hơn bậc cha mẹ da trắng người Úc. Các bậc cha mẹ người Trung Quốc coi việc học tập chăm chỉ như chìa khóa thành công, nỗ lực để được nhập học các trường đại học hàng đầu.  

 

Việt Phương (SSDH) – Theo Educationnews.org

 

 

Share.

Leave A Reply