Sơ lược về lịch sử Tết Cổ truyền

0

Sẵn sàng du học – Lễ kỷ niệm của người Trung Quốc đánh dấu khởi đầu của Tết cổ truyền và người dân  sơn đỏ thị trấn (theo nghĩa đen) trong 15 ngày lễ với pháo và các ngày lễ hội. Tại sao lại như vậy? Hãy bắt đầu Chuyến đi Văn hóa khám phá nguồn gốc truyền thống này khi chúng ta kết thúc năm con lợn nhé.

 

1920-Lunar-Website-Slider-1600x670-44fbabad7c

Không giống như lịch Gregorian, Tết diễn ra vào ngày 1 tháng 1, Tết cổ truyền được tổ chức vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2 khi trăng non xuất hiện. Ở Trung Quốc, ngày lễ này có thể bắt nguồn từ thời nhà Thương (1600 -1046 BC) và còn được gọi là Lễ Hội Mùa Xuân.

Nguồn gốc của Tết Nguyên đán đến từ đâu?

Những món quà hiến tế cho các vị thần và tổ tiên được cho là có liên quan đến triều đại nha Thương và cứ thế tiếp tục qua thời nhà Chu (1046 – 256 BC) khi thuật ngữ ‘Nian‘ xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử. Nian (年獸) nghĩa là một con thú trông giống sư tử nhưng đồng thời cũng là năm mới, vì vậy năm mới được tổ chức có thể bắt nguồn từ những câu chuyện này.

Theo quan niệm dân gian, mỗi năm Nian sẽ trỗi dậy từ biển để nuốt chửng loài người và gia súc. Sợ trở thành một món ăn vặt ngon miệng, chúng ta thường lẩn trốn cho đến khi quan sát của một người đàn ông đã thay đổi tất cả: mặc dù Nian có hàm răng sắc nhọn và luôn thèm ăn nhưng nó sợ âm thanh lớn và màu đỏ. Vì vậy, pháo hoa và màu đỏ đặc trưng trong lễ đón năm mới của Trung Quốc. Những điệu nhảy sư tử thường có tiếng động lớn cũng là do bắt chước cách Nian bị đẩy trở lại biển.

Vào thời nhà Hán (202 BC – AD220), lễ kỷ niệm được ấn định vào đầu chu kỳ trăng non hàng năm. Kể từ đó, ngày lễ này được tổ chức theo chu kỳ 12 mặt trăng.

Tết Nguyên đán được tổ chức như thế nào?

Lễ kỷ niệm sớm nhấn mạnh sự trường tồn của gia đình và truyền thống. Người ta cúng lễ vật cho tổ tiên và các vị thần ở dạng thức ăn và tiền bạc để đảm bảo một năm mới tốt đẹp và thậm chí là có một chút hối lộ.

Trong một số nhà, đôi môi trên ảnh của Thần bếp (灶君) được cọ xát với mật ong trước năm mới để Thần chỉ có những điều ngọt ngào khi báo cáo với Ngọc Hoàng (玉皇) (vị thần chính) về hành vi của gia đình.

Nhà cửa và thành phố được chau chuốt đẹp đẽ và trang trí bằng đèn lồng đỏ cùng các vật dụng trang trí để hù dọa Nian và mở ra sự thịnh vượng may mắn cho năm mới.

Trẻ em và người chưa lập gia đình sẽ được hưởng nhiều may mắn bởi cha mẹ, người lớn tuổi và chủ lao động dưới dạng bao lì xì đỏ chứa đầy tiền để đảm bảo an toàn và thoải mái trong năm mới. Các mệnh giá khác nhau tùy theo mối quan hệ với người nhận. Việc này đã được hiện đại hóa trong thế kỷ 21, WeChat cung cấp mua và phân phối các gói điện tử tùy chọn.

Tại sao nhiều người đi du lịch vào dịp Tết cổ truyền?

Tại Trung Quốc, lễ hội Tết cổ truyền kéo dài 15 ngày với một tập hợp truyền thống cụ thể như về nhà trước ngày đầu tiên của Tết. Vì vậy, nhiều người về quê vào kỳ nghỉ được mệnh danh là cuộc di cư hàng năm của con người lớn nhất thế giới này.

Sự tắc nghẽn hệ thống giao thông của Trung Quốc tăng đều từ những năm 1980, khi phần lớn thanh niên nông thôn lên thành phố lớn hơn để tìm cơ hội việc làm. Các nhà ga, sân bay và đường cao tốc bị kẹt trong thời gian này vì trở về quê và kết nối lại với các thành viên gia đình là trung tâm của kỳ nghỉ.

Điều này rất khác so với phương Tây khi họ du lịch trong mùa Giáng sinh nhưng số lượng người ăn mừng ngày lễ thường gợi ra những tiêu đề giật gân.

 

ssdh-happy-new-year

Có ý nghĩa gì về đồ ăn trong Tết cổ truyền?

Về nhà thăm gia đình thường liên quan đến việc ăn uống và năm mới cũng không ngoại lệ. Thức ăn truyền thống khác nhau tùy theo vùng – Trung Quốc tự hào có tám món ăn trong khu vực.

Món cá là phải có cho năm mới vì cá (魚, yú) là một từ đồng âm cho từ phong phú hoặc dư thừa (余, yú). Ăn cá là để đảm bảo rằng sự phong phú trong năm mới.

Các món ăn khác như jiaozi (sủi cảo) ở miền Bắc Trung Quốc vì vẻ ngoài của chúng. Tùy thuộc vào quá trình chuẩn bị, jiaozi có thể trông giống như thỏi bạc hoặc thỏi vàng và ăn chúng có nghĩa là mở ra sự giàu có cho năm mới. Tương tự, sò điệp khô được ăn vì chúng trông giống như tiền Trung Quốc.

12 con giáp của Trung Quốc là gì?

Mỗi Tết cổ truyền được gắn với một trong 12 con giáp. Thứ tự của chu kỳ – được quyết định bởi kết quả của một chủng tộc thần thoại do Ngọc Hoàng đặt ra – là: chuột, trâu, hổ, thỏ, rồng, rắn, ngựa, cừu, khỉ, gà trống, chó và lợn. Những người sinh ra được hiểu là chia sẻ những đặc điểm liên quan đến con giáp của họ. Chẳng hạn, năm 2019 đánh dấu sự kết thúc của chu kỳ âm lịch 12 năm với Năm con lợn. Vì những người sinh ra trong năm lợn dự kiến sẽ có tính khí dễ gần và cuộc sống không phức tạ nên những năm lợn thường dẫn đến sự “bùng nổ em bé”.

Nhiều quốc gia ở Đông và Đông Nam Á cũng thấy tầm quan trọng của những con vật này, khiến cho cái tên “Linh vật Trung Hoa” có một chút sai lầm. Trong khi một số quốc gia giống với truyền thống Trung Quốc, lễ đón Tết cổ truyền bên ngoài lại khác biệt rõ rệt.

Những quốc gia nào khác ăn Tết cổ truyền?

Ngày lễ được tổ chức trên khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương và cộng đồng người di cư trên khắp thế giới có nghĩa là có các lễ hội Tết Nguyên đán ở hầu hết các thành phố lớn trên thế giới; Cuộc diễu hành năm mới của người Trung Quốc ở Luân Đôn tự hào là lễ hội lớn nhất bên ngoài châu Á.

Mặc dù nhiều quốc gia trong số này có tên và lễ kỷ niệm khác nhau nhưng thường được đồng hiểu là Tết cổ truyền. Ở Hàn Quốc, Tết cổ truyền là Seollal, Tết là tên gọi tại Việt Nam – nơi mèo thay cho thỏ trong 12 con giáp – và ở Mông Cổ là Tsagaan Sar. Tại Nhật Bản, ngày lễ không còn được tổ chức cùng với chu kỳ mặt trăng mà vào ngày 1 tháng 1 – kết quả của việc tây phương hóa trong Đế chế Meiji.

Bất kể nó được tổ chức như thế nào hay ở đâu, Tết cổ truyền là thời gian để kết nối lại với gia đình, chia sẻ quà tặng, ăn uống và tận hưởng những mong ước trong năm mới.

Người dịch: Quốc Kỳ (SSDH)

Share.

Leave A Reply